Suy tuyến giáp có nguy hiểm không? Cách phòng tránh bệnh

06/09/2023

Hằng Đàm

Bị suy tuyến giáp có nguy hiểm không? Các biến chứng người bệnh có thể gặp phải do bệnh suy giáp gây ra. Tim hiểu ngay!

Tỷ lệ mắc các bệnh liên quan đến tuyến giáp ngày càng tăng cao. Bao gồm cả bệnh suy tuyến giáp. Vậy nên, việc mắc bệnh suy tuyến giáp có nguy hiểm không nhận được sự quan tâm của rất nhiều người mắc bệnh. Ngay bây giờ, Phòng khám Loukas sẽ giúp bạn giải đáp toàn bộ thắc mắc liên quan đến câu hỏi trên.

1. Suy giáp là bệnh gì?

Bệnh suy tuyến giáp là hội chứng xảy ra khi chức năng sản sinh hormone của tuyến giáp bị suy giảm. Dẫn đến tình trạng lượng hormone tuyến giáp không đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể. Bất cứ độ tuổi nào cũng có thể mắc căn bệnh suy giáp. Nhất là nữ giới nằm trong độ tuổi từ 20 – 40 tuổi.

suy giáp là gì

2. Nguyên nhân gây suy giáp

Sau đây, Phòng khám Loukas sẽ liệt kê một số nguyên nhân gây bệnh suy tuyến giáp phổ biến nhất:

  • Khi hệ miễn dịch bị suy yếu, rối loạn và sản xuất ra kháng thể tự sinh nhận diện nhầm những tế bào bị tổn thương của mô tuyến giáp (do môi trường, nhiễm khuẩn,…) là vật thể tấn công và ngoại lai, phá hủy chúng. Dẫn đến suy giảm chức năng tổng hợp hormone, phần còn lại phải đảm nhiệm hoạt động bù trừ.
  • Cơ thể thiếu i-ốt do không đủ lượng i-ốt trong chế độ ăn.
  • Việc tiêu thụ thực phẩm có tác dụng ức chế quá trình tổng hợp hormone tuyến giáp trong thời gian dài cũng dẫn đến bệnh suy giáp.
  • Suy giáp còn liên quan đến việc áp dụng một số phương pháp điều trị cường giáp như: i-ốt phóng xạ, phẫu thuật tuyến giáp. Hoặc sử dụng thuốc điều trị kháng giáp trạng.

muối i ốt

Xem thêm:

3. Bệnh suy tuyến giáp có nguy hiểm không?

Để trả lời cho câu hỏi: “Suy tuyến giáp có nguy hiểm không?” thì câu trả lời của chúng tôi là RẤT NGUY HIỂM. Dù bệnh vẫn có khả năng ngăn ngừa và điều trị. Nhưng trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể gặp phải các biến chứng không phục hồi. Và cần nhờ sự can thiệp của phương pháp phẫu thuật phức tạp. Hay thậm chí là gây ra tử vong trong thời gian ngắn. Một số biến chứng mà người bệnh có thể phải đối mặt khi không kịp thời phát hiện và điều trị suy tuyến giáp, có thể kể đến là:

3.1. Em bé khuyết tật khi sinh

Nếu bạn đang có rối loạn tuyến giáp không được điều trị trong thời kỳ mang thai, em bé sẽ có nguy cơ bị khuyết tật bẩm sinh cao hơn những em bé khác. Bé có thể gặp các vấn đề về thể chất và tinh thần nếu mẹ bị rối loạn tuyến giáp nhưng không điều trị. Bởi não bộ rất cần hormone tuyến giáp để phát triển. Tuy nhiên, đứa trẻ vẫn có thể phát triển lành mạnh, tự nhiên nếu vấn đề được giải quyết ngay sau khi sinh.

hình ảnh em bé

3.2. Bướu cổ

Khi cơ thể không có đủ lượng hormone, tuyến giáp sẽ cố gắng kích thích quá trình sản sinh. Tuy nhiên, việc này dẫn đến tuyến giáp mở rộng đến mức cổ bị phình to ra (bướu cổ).

3.3. Bệnh tim

Ngay cả ở những dạng nhẹ nhất, suy giáp vẫn có thể gây ảnh hưởng đến tim mạch. Bởi khi tuyến giáp hoạt động kém, mức cholesterol xấu sẽ tăng lên. Dẫn đến tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Người bệnh có thể bị xơ cứng động mạch, ở vữa động mạch nếu số lượng cholesterol xấu quá nhiều. Dẫn đến tình trạng đột quỵ và đau tim. Suy tuyến giáp còn dẫn đến sự tích tụ dịch quanh tim. Đây là nguyên nhân gây tràn dịch màng ngoài tim, khiến cho tim gặp khó khăn trong quá trình bơm máu.

người mắc bệnh tim

3.4. Vô sinh

Theo các chuyên gia y tế tại Phòng khám Loukas, lượng hormone tuyến giáp trong cơ thể quá thấp có thể ảnh hưởng đến sự rụng trứng ở nữ giới. Khiến khả năng thụ thai bị suy giảm. Ngay cả khi người bệnh được điều trị bằng liệu pháp thay thế hormone tuyến giáp thì khả năng sinh con vẫn không được đảm bảo.

3.5. Các vấn đề về sức khỏe, tinh thần

Suy giáp nhẹ có thể dẫn đến tình trạng trầm cảm nhẹ. Thế nhưng, nếu không được điều trị kịp thời, các triệu chứng của bệnh suy tuyến giáp sẽ tăng lên. Dẫn đến tình trạng trầm cảm trở nên nặng hơn. Thêm vào đó, chức năng tâm thần cũng sẽ giảm dần nếu người mắc bệnh không điều trị bệnh kịp thời.

suy giáp gây trầm cảm

3.6. Phù niêm

Khi tình trạng suy giáp quá nặng, bệnh nhân có thể bị phù niêm. Dù rất hiếm khi xảy ra, nhưng biến chứng này có thể đe dọa đến tính mạng của con người. Phù niêm sẽ làm chậm quá trình trao đổi chất, nghiêm trọng đến mức bạn sẽ rơi vào trạng thái hôn mê. Vậy nên, hãy lập tức tới các cơ sở y tế gần nhất để thăm khám. Nếu bạn gặp phải các triệu chứng như: không chịu được lạnh hoặc mệt mỏi quá mức.

Xem thêm:

4. Phương pháp điều trị bệnh suy tuyến giáp

Để tuyến giáp được ổn định, bệnh nhân mắc phải bệnh suy tuyến giáp phải bổ sung hormon thay thế levothyroxine mỗi ngày. Dựa trên tình trạng bệnh, kết quả xét nghiệm, cân nặng, sức khỏe,… mà liều lượng thuốc được chỉ định sẽ khác nhau. Nhưng để bệnh được điều trị dứt điểm, mọi người nên sử dụng thuốc đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Thông thường là uống thuốc 1 lần/ ngày. Với nhiều nước, uống trước khi ăn sáng ít nhất từ 30 phút – 1 giờ. Hãy chắc chắn rằng bạn không ăn gì trong vòng 4 tiếng nếu uống thuốc vào buổi tối. Và tuyệt đối không tự thay đổi liều lượng hoặc dừng uống thuốc, kéo dài thời gian dùng thuốc. Mà không có sự cho phép của bác sĩ.
Trong quá trình dùng thuốc, bạn có thể gặp phải các tác dụng phụ như: hồi hộp, sụt cân, tiêu chảy, bụng co cứng, nhịp tim nhanh,… Vậy nên, hãy báo ngay cho bác sĩ nếu gặp phải các triệu chứng trên để có biện pháp xử lý. Bên cạnh đó là xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh. Nhằm giúp cơ thể trở nên khỏe mạnh hơn.

hai hormone tuyến giáp

5. Tạm kết

Nhìn chung, để trả lời cho câu hỏi: Bệnh suy tuyến giáp có nguy hiểm không thì chúng tôi xin khẳng định lại là Có. Tuy nhiên, nếu bạn tuân thủ đúng với những yêu cầu và hướng dẫn của bác sĩ. Đồng thời, xây dựng cho bản thân lối sống lành mạnh thì bệnh có thể được ổn định lâu dài. Mà không gặp phải bất kỳ tác dụng phụ nào. Mong rằng những thông tin trên đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về căn bệnh này.

Đánh giá bài viết
* Website cung cấp nội dung thông tin tham khảo, hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng từng người.
ll-ic1 fthot-dlic1 Đặt lịch