U tuyến giáp nằm ở vị trí nào? Kỹ thuật chẩn đoán vị trí khối u

28/09/2023

Hằng Đàm

Trả lời câu hỏi: “U tuyến giáp nằm ở vị trí nào?” và giới thiệu chi tiết các kỹ thuật xác định vị trí của u tuyến giáp.

U tuyến giáp là một bệnh lý phổ biến với tỷ lệ mắc bệnh ngày càng tăng lên. Mặc dù hầu hết các u tuyến giáp là lành tính. Tuy nhiên, có một số trường hợp hiếm hoi bệnh có thể tiến triển thành ung thư. Vì vậy, việc xác định vị trí của u tuyến giáp và tìm hiểu về các phương pháp điều trị có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Hãy tiếp tục theo dõi để có câu trả lời cho câu hỏi :”U tuyến giáp nằm ở vị trí nào?”. Từ đó, kịp thời theo dõi và phát hiện các dấu hiệu cảnh báo.

1. U tuyến giáp là gì?

1.1. Định nghĩa u tuyến giáp

U tuyến giáp là tình trạng tế bào hay khối mô tập trung trong lòng tuyến giáp. Việc chúng phát triển dẫn đến các chức năng của tuyến giáp thay đổi theo. Gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Các khối u tuyến giáp hầu hết đều là lành tính. Chỉ khoảng 4 – 7% là u ác tính. Nhưng chúng có khả năng xâm lấn, di căn và hủy hoại các mô xâm lấn.

1.2. Phân loại u tuyến giáp

Có 2 loại u tuyến giáp chính là u lành tính và u ác tính. Tùy theo từng giai đoạn phát triển mà khối u tuyến giáp có thể nằm tại các vị trí khác nhau. Sau đây Phòng khám Loukas sẽ chỉ ra 4 giai đoạn phát triển của u tuyến giáp (trong trường hợp ác tính):

  • Giai đoạn 1: Khối u mới hình thành thường có kích thước bằng hoặc nhỏ hơn 2cm. Nằm bên trong tuyến giáp và không lây lan tới các cơ quan lân cận hoặc hạch bạch huyết gần đó.
  • Giai đoạn 2: Khối u đã phát triển bên trong các cơ bám xung quanh tuyến giáp và có kích thước lớn từ 2 – 4cm. Tuy nhiên, nó chưa lây lan đến các cơ quan khác hoặc các hạch bạch huyết gần đó.
  • Giai đoạn 3: Khối u phát triển ra bên ngoài tuyến giáp với kích thước lớn hơn 4cm. Và đã xâm lấn đến các mô cơ quan vùng cổ như: khí quản, thực quản, thanh quản. Cũng như tiếp cận đến các hạch bạch huyết ở cổ, chưa di căn tới các cơ quan xa hơn.
  • Giai đoạn 4: Khi khối u đã lớn, nó lây lan sang các hạch bạch huyết cổ, trên ngực và phát triển ra ngoài tuyến giáp. Đồng thời, phát triển tới thành các xương sống hoặc vào gần các mạch máu lớn. Cùng lúc di căn đến các cơ quan xa hơn.

bệnh u tuyến giáp

Xem thêm:

2. U tuyến giáp nằm ở đâu?

U tuyến giáp là sự tập trung và phát triển bất thường của một tế bào, khối mô ở trước cổ hay vùng dưới đáy họng. Theo thời gian, chúng lớn dần. Và khi có kích thước trên 4cm, khối u sẽ chèn ép một số bộ phận xung quanh. Như: thực quản, phế quản, thanh quản,… khiến bệnh nhân khó thở, khó chịu, khó nói. Ngoài ra, khối u phình to ra ở cổ cũng gây mất thẩm mỹ.

3. Kỹ thuật chẩn đoán vị trí của u tuyến giáp

3.1. Siêu âm tuyến giáp

Là kỹ thuật sử dụng sóng âm tần số cao và máy vi tính để chẩn đoán, tái tạo chi tiết hình ảnh các mô, mạch máu, cơ quan lân cận vùng cổ. Nhằm giúp các y bác sĩ xác định xem u tuyến giáp nằm ở vị trí nào. Mỗi ca siêu âm sẽ tốn khoảng 20 – 30 phút để thực hiện. Bác sĩ sẽ xác định được chính xác kích thước, vị trí. Và sự di căn của khối u (nếu là u ác tính). Thông qua các hình ảnh gửi về máy tính.

siêu âm tuyến giáp

3.2. Xạ hình tuyến giáp (scan tuyến giáp)

Kỹ thuật này được sử dụng để quan sát tuyến giáp của người bệnh. Sau khi bệnh nhân uống hay tiêm tĩnh mạch một chất có chứa technetium hoặc i-ốt. Các chất này sau một thời gian ngắn sẽ phát ra tia xạ. Và được camera gamma thu lại. Nhằm xác định được các nhân giáp hấp thụ. Các nhân lạnh (nguy cơ cao mắc u ác tính) sẽ hấp thụ ít chất phóng xạ hơn so với nhân nóng (u tuyến giáp lành tính). Hiện nay, xạ hình tuyến giáp là kỹ thuật duy nhất xác định được chức năng của tuyến giáp thông qua hình ảnh. Nhằm xác định được vị trí các nhân giáp, ung thư tuyến giáp di căn. Dù vậy, phụ nữ có thai không được sử dụng kỹ thuật này. Vì có sử dụng chất phóng xạ.

xạ hình tuyến giáp

3.3. Chụp cắt lớp điện toán (chụp CT) và chụp cộng hưởng từ (MRI)

Hai phương pháp này đều được sử dụng để xác định kích thước, vị trí và sự phát triển của tế bào u tuyến giáp. Cùng lúc đó, thấy được những tổn thương có kích thước nhỏ từ 3 – 4mm. Trong trường hợp di căn có tính chất chỉ điểm. Tuy nhiên, do sử dụng chất cản quang iod nên phương pháp chụp CT sẽ cho ra hình ảnh chi tiết hơn chụp MRI. Thế nhưng, phương pháp chụp MRI có phần an toàn hơn chụp CT. Do kỹ thuật chụp CT có thể làm ảnh hưởng tới kết quả của phương pháp xạ hình (nếu cần thực hiện ngay sau đó).

Xem thêm:

chụp cộng hưởng mri

4. Tạm kết

Hy vọng rằng những thông tin trên của Phòng khám Loukas đã giúp bạn phần nào giải đáp thắc mắc :”U tuyến giáp nằm ở vị trí nào?”. Nhìn chung, việc xác định đúng vị trí của khối u sẽ giúp người bệnh tìm được phương pháp điều trị phù hợp nhất với bản thân. Hãy tiếp tục đón đọc chuyên mục Tuyến giáp của chúng tôi để có những cập nhật mới nhất về những thông tin liên quan.

Đánh giá bài viết
* Website cung cấp nội dung thông tin tham khảo, hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng từng người.
ll-ic1 fthot-dlic1 Đặt lịch