Mổ u tuyến giáp là nên hay không? Biến chứng có thể gặp phải

12/04/2024

Hằng Đàm

Mổ u tuyến giáp là nên hay không? Giải đáp chi tiết nhất. Bên cạnh đó đưa ra một số điều cần lưu ý sau mổ u tuyến giáp.

U tuyến giáp là bệnh lý thường gặp ở tuyến giáp. Mổ là một trong những phương pháp phổ biến thường được chỉ định để điều trị u tuyến giáp. Việc quyết định liệu nên mổ tuyến giáp hay không là quyết định quan trọng đòi hỏi bạn cần xem xét kỹ lưỡng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về phương pháp mổ u tuyến giáp. Cũng như các biến chứng mà cơ thể có thể gặp phải sau mổ. Để biết chính xác đáp án cho câu hỏi: “U tuyến giáp có nên mổ không?”.

1. U tuyến giáp là gì? Phân loại u tuyến giáp

Trong lòng tuyến giáp của người bệnh sẽ xuất hiện một hoặc nhiều nhân riêng biệt khi mắc bệnh u tuyến giáp. Căn bệnh này có thể ảnh hưởng đến chức năng và cấu trúc của tuyến giáp. Bên trong u tuyến giáp có thể đặc (u xơ) hoặc chứa dịch lỏng (u nang). Trong đó 80% là u xơ.
Có hai loại u tuyến giáp chính là: u lành tính và u ác tính (ung thư tuyến giáp). Trong đó:

  • U tuyến giáp lành tính: Hầu hết các khối u này không ảnh hưởng gì đến sức khỏe người bệnh. Đôi lúc, u xuất hiện kèm theo tình trạng tuyến giáp (u độc) hoạt động quá mức thì các triệu chứng xuất hiện sẽ giống như tình trạng cường giáp. Bao gồm: run tay, vã mồ hôi, mắt lồi, nhịp tim nhanh,…
  • Chỉ 5% trong số các trường hợp mắc u tuyến giáp là ung thư tuyến giáp. Những người từng xạ trị ở vùng mặt, cổ, đầu. Hoặc từng tiếp xúc với phóng xạ sẽ có tỷ lệ mắc u tuyến giáp ác tính cao hơn.

U tuyến giáp gây ra do bướu tuyến giáp đa nhân, viêm tuyến giáp hoặc thiếu hụt i-ốt. Bệnh thường không có biểu hiện rõ ràng ở giai đoạn đầu. Vậy nên, rất ít trường hợp bệnh được phát hiện sớm. Hầu hết khối u khi đã lớn mới được chẩn đoán, nhìn thấy được khi cài cúc áo, soi gương,.. Hay thông qua siêu âm vùng cổ, thăm khám sức khỏe định kỳ.

Xem thêm:

u tuyến giáp

2. Mổ u tuyến giáp là nên hay không?

Lời giải đáp của câu hỏi: “Có nên mổ u tuyến giáp hay không?” còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh và loại u tuyến giáp mà người bệnh mắc phải. Bởi nếu u tuyến giáp lành tính có kích thước nhỏ, bệnh nhân vẫn có thể chung sống với nó. Và không cần thực hiện mổ. Hơn thế nữa, phương pháp phẫu thuật ít nhiều sẽ tiềm ẩn những rủi ro nhất định ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người bệnh.
Chỉ những trường hợp mà Phòng khám Đa khoa Loukas liệt kê sau đây mới được chỉ định mổ u tuyến giáp:

  • Kết quả khối u ác tính qua sinh thiết tế bào tuyến giáp. Các tế bào trong trường hợp này nếu không bị cắt bỏ sẽ nhân lên nhanh chóng. Thậm chí di căn tới các cơ quan lân cận hoặc xa hơn trong cơ thể.
  • Khi bị u tuyến giáp độc, không đáp ứng hoặc bị chống chỉ định với các liệu pháp điều trị cường giáp khác. Như thuốc kháng giáp trạng hoặc i-ốt phóng xạ.
  • Khối u lành tính có kích thước lớn, gây chèn ép thực quản và khí quản làm người bệnh khó nuốt, khó thở. Hoặc u tuyến giáp lớn ảnh hưởng đến thẩm mỹ, bệnh nhân có mong muốn phẫu thuật.

3. Các phương pháp mổ u tuyến giáp

3.1. Mổ bóc u tuyến giáp

Với các trường hợp u tuyến giáp lành tính có kích thước lớn hoặc u tuyến giáp ác tính (ung thư). Và đã thực hiện điều trị bằng các phương pháp khác nhưng không hiệu quả. Người bệnh thường được chỉ định phương pháp điều trị truyền thống – mổ bóc u tuyến giáp.
Bác sĩ trong quá trình phẫu thuật sẽ bị cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp. Tùy vào tình trạng sức khỏe cụ thể. Tuy xử lý khối u nhanh chóng nhưng phương pháp này thường gây đau, để lại sẹo dài ở vùng cổ. Bệnh nhân cần thời gian dài để hồi phục sức khỏe. Và phải sử dụng thuốc hormone tuyến giáp suốt đời hoặc định kỳ.

phẫu thuật u tuyến giáp

3.2. Các phương pháp loại bỏ u tuyến giáp ít xâm lấn

  • Phương pháp tiêm cồn tuyệt đối: Các nang giáp có dịch thường áp dụng biện pháp này. Nhằm thu nhỏ khối u mà không cần mổ khối u bằng cách tiêm cồn tuyệt đối. Tế bào có thể mất nước dẫn đến hoại tử, tiêu diệt tế bào tiết dịch và xơ hóa mô khi tiêm cồn tuyệt đối dẫn đến đông máu và tạo huyết khối. Phương pháp này không những dễ thực hiện, an toàn mà hậu phẫu còn nhẹ nhàng và không để lại sẹo.
  • Phương pháp đốt sóng cao tần: Nguyên lý của phương pháp đốt sóng cao tần là dùng dòng điện xoay chiều có cần tố cao. Nhằm sử dụng nhiệt tiêu hủy khối u. Giúp bảo toàn tối đa tuyến giáp, không để lại sẹo, không gây đau. Và hạn chế tối đa việc biến chứng có thể xảy ra.

đốt sóng cao tần

4. Biến chứng sau mổ u tuyến giáp

  • Nhiễm trùng vết mổ: Người bệnh sốt, đau nhức, vết mổ sưng đỏ là dấu hiệu nhận biết vết mổ bị nhiễm trùng. Hiện tượng này thường xảy ra với các phương pháp mổ lấy u. Bệnh nhân có thể dùng kháng sinh điều trị nếu nhẹ. Nếu nặng thì cần hút dịch và xử lý lại vết mổ.
  • Chảy máu: Người bệnh có thể bị chảy máu nhiều khi vết mổ không được cầm máu tốt. Dẫn đến chèn ép đường thở gây khó thở.
  • Suy giáp: Trường hợp cần cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp, việc sản sinh hormone có thể giảm. Khiến cơ thể bị suy giáp. Các dấu hiệu nhận biết là: sợ lạnh, mệt mỏi, tăng cân, rụng tóc, da khô,… Bệnh nhân cần dùng thuốc thay thế hormone tuyến giáp cả đời sau phẫu thuật cắt tuyến giáp.
  • Suy tuyến cận giáp: Là một tuyến nằm cạnh tuyến giáp, tuyến cận giáp có kích thước rất nhỏ. Vậy nên, bác sĩ dễ cắt phải gây tổn thương hoặc loại bỏ trong quá trình phẫu thuật.
  • Mất tiếng, khàn giọng: Khi dây thần kinh thanh quản điều khiển giọng nói nằm cạnh tuyến giáp bị tổn thương, bệnh nhân có thể bị mất giọng, khàn giọng, khó thờ. Tùy vào mức độ bị ảnh hưởng.

cô gái bị khàn giọng

Xem thêm:

5. Lưu ý sau mổ u tuyến giáp

Đối với phương pháp mổ hở, người bệnh sẽ mất ít nhất từ 1 – 2 tuần nghỉ ngơi. Trước khi làm việc trở lại. Tuyệt đối không mang vác các vật nặng trên cổ ít sau 2 tuần sau phẫu thuật. Nhằm tránh ảnh hưởng đến vết mổ. Bệnh nhân có thể cảm thấy cổ hơi tê và sưng sau phẫu thuật. Tình trạng này sẽ dần biến mất khi vết thương lành lại. Người bệnh có thể trở lại làm các hoạt động hàng ngày khác ngay khi quay đầu được. Và không gặp đau đớn hay khó khăn trong vòng khoảng 1 tuần.
Bởi sau khi mổ, vùng cổ có thể bị đau nhẹ. Nên bệnh nhân chỉ nên ăn những thực phẩm mềm, dễ nuốt. Nên uống nhiều trước trong và sau bữa ăn, khi ăn nên ăn chậm. Để không bị tắc nghẽn và làm mềm thức ăn.

cô gái uống nước

6. Tạm kết

Trên đây là lời giải đáp của chúng tôi cho câu hỏi: “Mổ u tuyến giáp là nên hay không?”. Nhìn chung, việc quyết định liệu nên phẫu thuật tuyến giáp hay không là một quá trình phức tạp. Và cần sự hỗ trợ từ bác sĩ chuyên khoa. Hãy tìm hiểu kỹ về các phương pháp điều trị u tuyến giáp trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. Để đảm bảo lựa chọn cách điều trị phù hợp nhất với sức khỏe của bạn. Nếu thấy những thông tin trên là bổ ích, hãy tiếp tục theo dõi bài viết mới của chúng tôi tại chuyên mục Tuyến giáp.

Đánh giá bài viết
* Website cung cấp nội dung thông tin tham khảo, hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng từng người.
ll-ic1 fthot-dlic1 Đặt lịch