Cắt bỏ tuyến giáp có ảnh hưởng gì không? Những điều nên nhớ

06/09/2023

Hằng Đàm

Cắt bỏ tuyến giáp có ảnh hưởng gì không Giải đáp thắc mắc của người bệnh và một số lưu ý dành cho bệnh nhân sau cắt bỏ tuyến giáp.

Cắt bỏ tuyến giáp là một thủ thuật phẫu thuật thường được sử dụng để điều trị các vấn đề liên quan đến tuyến giáp. Rất nhiều bệnh nhân sau khi thực hiện phương pháp lo lắng về vấn đề: Cắt bỏ tuyến giáp có ảnh hưởng gì không? Để giải đáp câu hỏi này, hãy tiếp tục theo dõi bài viết dưới đây.

1. Vai trò của tuyến giáp

Tuyến giáp đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với các hoạt động chung diễn ra trong hệ nội tiết. Nó có nhiệm vụ bảo đảm hoạt động trao đổi chất diễn ra bình thường. Chức năng chính của tuyến giáp là sản xuất các loại hormone thiết yếu cho cơ thể. Nhằm đảm bảo quá trình hoạt động của tim mạch và quá trình trao đổi chất không bị bất thường. Bên cạnh đó, hormone tuyến giáp còn giúp cơ thể phát triển toàn diện. Suy giảm chức năng tuyến giáp sẽ khiến sức khỏe bị ảnh hưởng không ít.

Xem thêm:

tuyến giáp

2. Khi nào cần cắt bỏ tuyến giáp?

Với sự phát triển của y học, ngày nay có rất nhiều biện pháp điều trị bệnh tuyến giáp tân tiến. Một trong những cách điều trị bệnh hiệu quả và phổ biến nhất là phẫu thuật. Trên thực tế, không phải bệnh lý tuyến giáp nào cũng được điều trị theo phương pháp này. Các bác sĩ cần nghiên cứu và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất với tình trạng bệnh của bạn. Vậy khi nào bệnh nhân phải cắt bỏ tuyến giáp. Hãy cùng Phòng khám Loukas đi tìm lời giải đáp ngay sau đây:

2.1. Cắt bỏ một phần tuyến giáp

Phẫu thuật cắt bỏ một phần tuyến giáp thường được áp dụng với u giáp lành tính. Có kích thước quá lớn. Điều này giúp các cơ quan xung quanh không phải chịu áp lực và bị chèn ép bởi khối u. Ngoài ra, những bệnh nhân phát hiện u giáp ác tính trong giai đoạn đầu, khi kích thước còn nhỏ cũng được chỉ định dùng phương pháp này. Hay trong các trường hợp như: u giáp đa nhân nhưng phần mô lành chứa nhiều nang giáp. sờ nắn cổ

2.2. Cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp

Khi tế bào ung thư đã di căn hoặc xâm lấn đến các cơ quan khác, khối u có kích thước lớn hơn 4cm. Hoặc trong trường hợp người mắc tuyến giáp đã lớn tuổi thì cách điều trị duy nhất là cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp. Bệnh nhân ung thư sau đó cũng sẽ được chỉ định trị bệnh bằng i-ốt phóng xạ. Bởi chỉ khi đó, tác nhân gây bệnh mới được loại bỏ hoàn toàn.

3. Cắt bỏ tuyến giáp có ảnh hưởng gì không?

Câu hỏi: “Cắt bỏ tuyến giáp có ảnh hưởng gì không?” luôn là chủ đề được nhiều người quan tâm. Trên thực tế, bệnh nhân có thể gặp phải một vài biến chứng sau phẫu thuật. Tuy nhiên, y học hiện đại đã phát triển nhanh chóng do đó tỷ lệ xảy ra biến chứng khá thấp.

3.1. Biến chứng sau mổ

Sau phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp, người bệnh có nguy cơ phải đối mặt với các biến chứng sau: nhiễm trùng, khó thở, chảy máu, nhiễm độc giáp,… Trong đó, tình trạng nhiễm trùng và chảy máu hậu phẫu thuật là tình trạng thường xảy ra nhất.
Trong vòng 24 giờ sau thực hiện ca phẫu thuật, bệnh nhân có thể bị chảy máu ở cổ và rất khó để kiểm soát. Các y bác sĩ cho biết đây là một trong những biến chứng vô cùng nguy hiểm. Có thể đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân. Tình trạng chảy máu nếu không được kiểm soát kịp thời có thể dẫn đến hiện tượng khó thở. Hay xuất hiện cục máu đông ở cạnh vết mổ. Để giải quyết tình trạng nhiễm trùng, bệnh nhân có thể điều trị bệnh bằng thuốc kháng sinh.

phẫu thuật tuyến giáp

3.2. Biến chứng sau một thời gian

Về lâu về dài, một số vấn đề nghiêm trọng mà bệnh nhân có thể gặp phải bao gồm: tổn thương các tuyến cận giáp, tổn thương dây thần kinh thanh quản. Hay nghiêm trọng hơn là suy giáp. Thông thường, bệnh suy giáp thường không có triệu chứng rõ ràng trong thời gian đầu. Vậy nên, người bệnh chỉ có thể phát hiện bệnh khi tình trạng trở nặng.

Xem thêm:

4. Một số lưu ý dành cho bệnh nhân cắt bỏ tuyến giáp

  • Để cơ thể nghỉ ngơi 1 – 2 tuần sau khi cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp.
  • Hạn chế làm các việc nặng nhọc nhằm tránh tổn thương.
  • Ưu tiên ăn các món ăn dễ nuốt như súp hoặc cháo.
  • Mỗi ngày luyện tập thể dục 30 phút.
  • Sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt cho bệnh tuyến giáp.

cô gái luyện tập thể dục

5. Lời kết

Chắc hẳn những thông tin trên đã phần nào giúp bạn trả lời câu hỏi: “Cắt bỏ tuyến giáp có ảnh hưởng gì không?”. Nhìn chung, sau phẫu thuật, sức khỏe của bệnh nhân có thể bị ảnh hưởng ít nhiều. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh, tay nghề của bác sĩ cũng như việc tuân thủ điều trị của bệnh nhân. Do đó, bạn cần tuân thủ đúng theo các chỉ định của bác sĩ về chế độ ăn uống, việc sử dụng thuốc, lối sống sinh hoạt,… Để đảm bảo sức khỏe luôn trong tình trạng tốt nhất. Theo dõi chuyên mục Tuyến giáp để biết thêm nhiều thông tin hay và bổ ích về y khoa bạn nhé!

Đánh giá bài viết
* Website cung cấp nội dung thông tin tham khảo, hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng từng người.
ll-ic1 fthot-dlic1 Đặt lịch