Viêm tuyến giáp Hashimoto có nguy hiểm không? Điều trị ra sao?

31/05/2024

Thu Vân

Viêm tuyến giáp Hashimoto có nguy hiểm không? Điều trị ra sao? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây!

Bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto là một loại bệnh tự miễn. Nó có thể gây ra các vấn đề về tuyến giáp, trong đó có suy giáp. Khi mắc bệnh Hashimoto, người bệnh thường trải qua những triệu chứng như bướu cổ, cm giác mệt mỏi, táo bón, đau khớp, và tóc dễ gãy rụng. Bệnh Hashimoto cũng có thể phát triển thành các biến chứng nghiêm trọng hơn nếu không được điều trị kịp thời.

1. Tổng quan về viêm tuyến giáp Hashimoto

1.1 Viêm tuyến giáp Hashimoto là gì?

Viêm giáp Hashimoto là một tình trạng tự miễn dịch gây ra suy giáp mạn tính. Bệnh này thường phát triển một cách âm thầm. Nó không có triệu chứng rõ ràng trong nhiều năm, thường chỉ được phát hiện khi tuyến giáp phình to hoặc kết quả xét nghiệm máu không bình thường. Tại Mỹ, viêm giáp Hashimoto là nguyên nhân chính gây ra suy giáp.

viêm tuyến giáp hashimoto

Bệnh này được đặt theo tên của tiến sĩ Hakaru Hashimoto, người đã phát hiện ra bệnh vào năm 1912. Các tên khác của viêm giáp Hashimoto bao gồm:

  • Viêm giáp tự miễn mạn tính.
  • Viêm giáp lympho bào mạn tính.

1.2 Một số triệu chứng của bệnh

Các dấu hiệu ban đầu của bệnh thường rất nhẹ nhàng và có thể mất một vài năm để trở nên rõ ràng. Một trong những dấu hiệu lâm sàng đầu tiên thường là tăng kích thước của tuyến giáp, gọi là bướu cổ. Nếu tuyến giáp phát triển quá lớn có thể gây ra những khó khăn trong việc nuốt thức ăn.

Ngoài ra, dưới đây là một số triệu chứng khác của sự suy giảm hoạt động của tuyến giáp:

  • Cảm thấy mệt mỏi thường xuyên.
  • Tăng cân một cách không kiểm soát.
  • Da trở nên xanh xao.
  • Đau nhức ở các khớp và cơ thể.
  • Có thể gặp vấn đề với tiêu hóa, bao gồm táo bón.
  • Rụng tóc hoặc tóc trở nên mỏng và dễ gãy.
  • Khó khăn trong việc thụ thai.
  • Kinh nguyệt không đều ở phụ nữ.
  • Nhịp tim chậm.
  • Trong một số trường hợp, người bệnh có thể trải qua trạng thái trầm cảm.

da dẻ xanh xao

Xem thêm:

1.3 Nguyên nhân của bệnh

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto vẫn chưa được hiểu rõ hoàn toàn. Tuy nhiên, có một số yếu tố quan trọng đã được xác định đóng vai trò trong sự phát triển của bệnh này. Phòng khám Loukas liệt kê một số nguyên nhân sau:

  • Di truyền. Đa số người mắc bệnh viêm tuyến giáp mạn tính Hashimoto thường có người thân trong gia đình cũng mắc các bệnh tuyến giáp hoặc các bệnh tự miễn khác.
  • Tiêu thụ iod quá mức. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tiêu thụ quá nhiều iod (một nguyên tố vi lượng cần thiết cho quá trình tổng hợp hormone tuyến giáp) thông qua các loại thuốc có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tuyến giáp ở một số người nhạy cảm.
  • Hormone. Bệnh viêm tuyến giáp mạn tính Hashimoto ảnh hưởng nhiều đến phụ nữ hơn nam giới. Số lần có thể cao gấp 7 lần. Do đó, hormone giới tính đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của bệnh, đặc biệt trong những năm đầu tiên của thai kỳ. Mặc dù các rối loạn này thường biến mất sau khi sinh, nhưng khoảng 20% phụ nữ này có thể phát triển thành bệnh viêm giáp Hashimoto sau đó.
  • Phơi nhiễm phóng xạ. Những người bị phơi nhiễm phóng xạ thường có nguy cơ cao hơn về các bệnh tuyến giáp. Điều này được chứng minh thông qua các sự kiện như vụ nổ bom nguyên tử ở Nhật Bản hoặc trong quá trình điều trị phóng xạ cho bệnh nhân mắc bệnh Hodgkin (một loại ung thư máu).

2. Đối tượng dễ bị nhiễm bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto

Bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto đang trở nên phổ biến hơn, với tần suất tăng dần theo thời gian. Bệnh thường phổ biến hơn ở phụ nữ, chiếm khoảng 90% tỷ lệ mắc bệnh. Nó có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi, thường bệnh phát triển từ 30-60 tuổi. Đặc biệt là khi có yếu tố di truyền trong gia đình.

phụ nữ mắc bệnh tuyến giáp cao hơn đàn ông

Bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto có thể đi kèm với một số bệnh tự miễn khác nhau. Ví dụ như thiếu máu ác tính, tiểu đường, suy thượng thận, xơ gan, suy nhược cơ, viêm khớp dạng thấp, bạc tóc sớm và suy buồng trứng.

3. Phương pháp chẩn đoán bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto

Đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành một cuộc kiểm tra lâm sàng bằng cách hỏi về các triệu chứng và thực hiện kiểm tra thể chất để đánh giá kích thước của tuyến giáp và xác định có phì đại hay không. Sau đó, bác sĩ sẽ dựa vào các yếu tố sau để đưa ra chẩn đoán:

  • Phì đại tuyến giáp (bướu cổ). Bác sĩ sẽ kiểm tra kích thước của tuyến giáp thông qua kiểm tra thể chất.
  • Xét nghiệm hormone kích thích tuyến giáp (TSH). TSH được sản xuất bởi tuyến yên để kích thích tuyến giáp sản xuất hormone tuyến giáp. Nếu nồng độ TSH cao, có thể cho thấy tuyến giáp không sản xuất đủ hormone T4, dẫn đến suy giáp hoặc suy giáp cận lâm sàng.
  • Xét nghiệm T4 (thyroxine). Nồng độ thyroxine (T4) trong máu thấp cũng là dấu hiệu của suy giáp.
  • Xét nghiệm kháng thể kháng giáp. Bệnh Hashimoto thường đi kèm với việc hệ thống miễn dịch tạo ra kháng thể chống lại các protein trong tuyến giáp. Việc kiểm tra kháng thể kháng giáp có thể giúp xác định bệnh Hashimoto.
  • Siêu âm tuyến giáp. Đây là xét nghiệm hình ảnh có thể gợi ý về viêm giáp Hashimoto. Tuy nhiên, không thể chẩn đoán chính xác bệnh.

Bất kể có triệu chứng hay không, bệnh viêm giáp Hashimoto cũng có thể được chẩn đoán thông qua việc xác định nồng độ kháng thể tuyến giáp cao mặc dù nồng độ hormone tuyến giáp vẫn bình thường.

Xem thêm:

4. Cách điều trị viêm tuyến giáp Hashimoto

Đối với trường hợp viêm tuyến giáp Hashimoto khi nồng độ hormone tuyến giáp vẫn bình thường và không có dấu hiệu bướu cổ, thường sẽ được khuyến nghị tiếp tục quan sát trong một khoảng thời gian.

4.1 Điều trị nội khoa

Nếu người bệnh có nồng độ kháng thể kháng giáp cao nhưng chức năng tuyến giáp vẫn bình thường (TSH và Free T4), họ thường không cần điều trị bằng hormone tuyến giáp.
Trong trường hợp chỉ có tăng nhẹ của TSH (suy giáp nhẹ hoặc cận lâm sàng) thì cân nhắc dùng thuốc. Sau đó có thể được xem xét tùy thuộc vào từng trường hợp. Người bệnh thường cần kiểm tra mức TSH định kỳ. Đó làđể theo dõi sự phát triển của suy giáp lâm sàng. Nếu có suy giáp lâm sàng, bác sĩ sẽ xem xét liệu cần sử dụng hormone giáp bổ sung tạm thời hay không.
Các trường hợp về cường giáp thường chỉ cần điều trị triệu chứng.
Người bệnh suy giáp vĩnh viễn do viêm tuyến giáp Hashimoto thường cần điều trị bằng thuốc thay thế hormone tuyến giáp (levothyroxine) suốt đời để duy trì mức hormone T4 ổn định và cải thiện các triệu chứng của suy giáp.

các loại thuốc

4.2 Phẫu thuật

Phẫu thuật chỉ được xem xét trong các trường hợp có bướu tuyến giáp lớn, gây áp lực hoặc ảnh hưởng đến tâm lý, gây tự ti khi bướu to nằm ở cổ.
Bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto không thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng điều trị đúng đắn có thể kiểm soát tốt suy giáp và giúp người bệnh duy trì cuộc sống bình thường.

Biến chứng của bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto có thể bao gồm tăng cholesterol, bệnh tim và suy tim, huyết áp cao, trầm cảm, hôn mê phù niêm (hiếm gặp nhưng có thể gây tử vong), và ảnh hưởng đến thai nhi khi mang thai, gồm sảy thai, sinh non, thai chết lưu, và tăng huyết áp vào cuối thai kỳ (tiền sản giật).

5. Lời kết

Trên đây là bài viết thuộc chuyên mục Tuyến giáp của phòng khám Loukas. Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích cho quý bạn đọc. Hãy cùng đón đọc những bài viết tiếp theo cùng chuyên mục nhé!

 

 

Đánh giá bài viết
* Website cung cấp nội dung thông tin tham khảo, hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng từng người.
ll-ic1 fthot-dlic1 Đặt lịch