Giải đáp: Bướu nhân thùy phải tuyến giáp có nguy hiểm không?

31/05/2024

Thu Vân

Bướu nhân thùy phải tuyến giáp có nguy hiểm không? Phương pháp điều trị là gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Tuyến giáp sản xuất ba loại hormone: Triiodothyronine (T3), Thyroxine (T4) và Calcitonin. Mỗi loại đều có vai trò quan trọng trong cơ thể. Hormon tuyến giáp ảnh hưởng đến tốc độ trao đổi chất, tổng hợp protein, và quá trình tăng trưởng và phát triển. Calcitonin cân bằng nồng độ canxi trong cơ thể. Tuyến giáp đóng vai trò rất quan trọng trong hệ thống nội tiết. Do đó mọi rối loạn tại đây có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng cho cơ thể. Vậy thì bướu nhân thùy phải tuyến giáp có nguy hiểm không? Làm rõ trong bài viết dưới đây cùng phòng khám Loukas!

1. Tổng quan về bướu nhân thùy trái tuyến giáp

1.1 Bệnh bướu nhân thùy phải tuyến giáp là gì?

Bướu giáp nhân thùy phải là một trạng thái phì đại không bình thường của tuyến giáp. Có sự xuất hiện dưới dạng các nốt phình to nằm ở thùy phải của tuyến giáp. Tỷ lệ phổ biến của bướu giáp nhân thùy có thể biến đổi tùy theo địa điểm và mức độ sử dụng iốt trong cộng đồng. Ở những vùng thiếu iốt, tỷ lệ mắc bệnh này thường cao hơn. Đây là một trong những bệnh lý tuyến giáp phổ biến. Thường thì bệnh này gặp nhiều hơn ở phụ nữ so với nam giới.

bướu nhân thùy phải tuyến giáp

Tuyến giáp có hình dạng giống con bướm. Trọng lượng trung bình của tuyến giáp ở người trưởng thành là khoảng 25 gram. Tuyến giáp bao gồm hai thùy trái và phải, được nối với nhau ở phần eo giáp.  Mỗi thùy có chiều dài khoảng 5 cm, rộng 3 cm và dày 2 cm. Thường thì tuyến giáp ở phụ nữ lớn hơn so với nam giới và có thể tăng kích thước trong thai kỳ.

1.2 Nguyên nhân bướu nhân thùy phải tuyến giáp

Phòng khám Loukas chỉ ra phần lớn các trường hợp bị bướu giáp nhân thùy thường xuất phát từ các vấn đề sau đây:

  • Khả năng sản xuất hormone tuyến giáp không hiệu quả.

Khi tuyến giáp không đủ khả năng sản xuất hormone giáp, nó sẽ tăng kích thước để bù đắp. Nguyên nhân phổ biến thường là do thiếu i-ốt. Các yếu tố khác như tiếp xúc với bức xạ và các vấn đề di truyền cũng có thể góp phần vào tình trạng này.

  • Viêm tuyến giáp.

Viêm tuyến giáp làm tăng kích thước của tuyến giáp. Từ đó tạo thành các nốt sần lớn giống như khối u ở cổ. Nguyên nhân phổ biến gây viêm tuyến giáp là do bệnh tự miễn. Bệnh này còn được gọi là viêm tuyến giáp Hashimoto, trong đó hệ thống miễn dịch tấn công tuyến giáp gây viêm sưng. Trẻ em mắc Hashimoto có nguy cơ mắc bướu giáp nhân thùy phải cao hơn. Ngoài ra, viêm tuyến giáp sau sinh cũng là một nguyên nhân phổ biến. Tỷ lệ này chiếm khoảng 5% phụ nữ sau khi sinh. Cũng có những trường hợp viêm tuyến giáp do tác dụng phụ của thuốc.

  • Khối u tuyến giáp.

Các khối u tuyến giáp thường là những khối u lành tính, nhưng cũng có thể là ung thư. Thường xuất hiện dưới dạng sưng toàn thân, các khối u này thường là nốt sần phình to.

  • Thiếu i-ốt.

I-ốt là yếu tố quan trọng trong việc sản xuất hormone giáp. Thiếu i-ốt trong chế độ ăn uống là nguyên nhân chính gây ra bướu cổ và bướu giáp nhân thùy phải.

thiếu iot gây ra bướu giáp

1.3 Triệu chứng bệnh bướu giáp nhân thùy phải

Dấu hiệu rõ nhất của bướu giáp nhân thùy phải thường là một khối u ở vùng cổ. Khối u này có thể có kích thước từ nhỏ không đáng kể đến rất lớn. Mặc dù một số người có bướu giáp có thể không gặp bất kỳ triệu chứng nào, nhưng trong nhiều trường hợp, nó có thể gây ra các triệu chứng sau:

  • Cảm giác căng cứng ở vùng cổ;
  • Đau quanh khối u;
  • Thay đổi trong giọng nói;
  • Hụt hơi;
  • Khó nuốt;
  • Hoặc khò khè.

căng ứng quanh vùng cổ

Bướu giáp nhân thùy phải cũng có thể đi kèm với các bệnh lý khác. Ví dụ như cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức) hoặc suy giáp (tuyến giáp hoạt động kém). Những tình trạng này có thể gây ra nhiều triệu chứng khác nhau. Do vậy việc gặp bác sĩ để có phương pháp điều trị thích hợp là cần thiết. Triệu chứng của suy giáp bao gồm mệt mỏi, tăng cân, cảm giác lạnh, da khô, tóc khô, táo bón, giảm tập trung và trí nhớ. Các dấu hiệu và triệu chứng của cường giáp bao gồm sụt cân không rõ nguyên nhân, nhịp tim nhanh, không đều, đổ mồ hôi nhiều, căng thẳng, lo lắng, tiêu chảy, khó ngủ, lồi mắt, da ấm, và ẩm.

Xem thêm:

2. Bướu nhân thùy phải tuyến giáp có nguy hiểm không?

Như đã đề cập trước đó, sự nguy hiểm của bướu giáp nhân thùy phụ thuộc vào tính chất của khối u. Liệu đó có lành tính hay ác tính (ung thư tuyến giáp). Phần lớn các bướu giáp nhân thùy là u lành, trong khi chỉ khoảng 5% là u ác tính.

Bệnh lý tuyến giáp, bao gồm cả các u lành và u ác tính, thường có tiên lượng tốt và dễ điều trị hơn so với nhiều loại u khác trong cơ thể. Do đó, quan trọng là người bệnh nên tìm kiếm sự hỗ trợ từ các chuyên gia y tế để cải thiện sức khỏe một cách nhanh chóng.

Có một số yếu tố nguy cơ gợi ý một khối u ác tính trong bướu giáp, mà chúng ta cần lưu ý khi điều trị định kỳ để ngăn chặn sự phát triển và di căn (nếu có):

  • Tiền sử chiếu xạ khu vực cổ.
  • Tiền sử ung thư biểu mô tuyến giáp.
  • Cảm nhận được nhân giáp là một nốt sần cứng, cứng, hoặc khối u không di động.
  • Phát hiện có hạch ở vùng cổ.

nổi hạch cổ

3. Phương pháp chẩn đoán

Bác sĩ sẽ tiến hành  kiểm tra sức khỏe của bạn, đặc biệt là kiểm tra tuyến giáp. Sau khi thu thập đầy đủ thông tin và thực hiện kiểm tra sức khỏe, nếu có nghi ngờ về bướu giáp, bác sĩ sẽ đề xuất các xét nghiệm sau. Đó là để đưa ra chẩn đoán và tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh:

  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp. Xác định lượng TSH, FT4, FT3 trong máu để kiểm tra hoạt động của tuyến giáp, xem liệu nó đang hoạt động bình thường hay không.
  • Siêu âm tuyến giáp. Sử dụng siêu âm để đánh giá kích thước, hình dạng, đồng đều của tuyến giáp, cũng như phát hiện có vấn đề gì như vôi hóa.
  • Chọc hút tế bào bằng kim nhỏ (FNAB). Phương pháp xét nghiệm tốt nhất để xác định tính lành tính hay ung thư của nhân tuyến giáp.
  • Xạ hình tuyến giáp. Bạn sẽ uống một viên chứa một lượng nhỏ iốt phóng xạ, sau đó bác sĩ sẽ đo lượng iốt tích tụ trong tuyến giáp. Xét nghiệm này đánh giá chức năng của tuyến giáp và thường không được thực hiện thường xuyên, chỉ khi cần thiết.
  • Chụp CT hoặc MRI. Cung cấp thông tin về kích thước và mức độ lan rộng của bướu, mối quan hệ với các cấu trúc xung quanh, cũng như đánh giá mức độ chèn ép của bướu.

xét nghiệm chức năng tuyến giáp

Xem thêm:

4. Phương pháp điều trị bướu nhân thùy phải tuyến giáp

Bướu giáp nhân thùy phải được phân thành ba loại để điều trị: bướu giáp lành tính, bướu giáp ác tính và bướu giáp nhân thùy phát tiết quá nhiều hormone.

4.1 Bướu giáp lành tính

Đối với bướu giáp lành tính, đa số bệnh nhân không cần điều trị đặc biệt. Bác sĩ thường chỉ đưa ra liệu pháp thuốc để ngăn chặn sự phát triển hoặc giảm kích thước của nốt sần. Phương pháp cắt bỏ thông thường được áp dụng khi có các yếu tố như nam giới dưới 40 tuổi, từng được xạ trị ở đầu hoặc cổ, có hạch lớn ở cổ, gặp khó khăn về nói và nuốt. Hoặc có thể là có tiền sử gia đình về ung thư tuyến giáp. Cắt bỏ bằng tần số sóng vô tuyến (RFA – Radiofrequency Ablation) thường được sử dụng trong các trường hợp này. Phương pháp này sử dụng một đầu dò để tiếp cận khối u. Sau đó áp dụng dòng điện và nhiệt để làm nhỏ khối u.

u tuyến giáp có phải là bướu cổ không

4.2 Bướu giáp ác tính

Đối với bướu giáp ác tính, việc cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp thường là cần thiết. Bác sĩ sẽ kiểm tra các hạch bạch huyết ở cổ để xác định xem khối u đã lan ra bên ngoài hay chưa. Phương pháp điều trị tiếp theo sẽ phụ thuộc vào kết quả phẫu thuật. Một số bệnh nhân có thể sử dụng hormone tuyến giáp và tiếp tục theo dõi các xét nghiệm máu và siêu âm. Trong khi đó, một số trường hợp khác có thể được điều trị bằng iốt phóng xạ để phá hủy mô tuyến giáp còn sót lại, sau đó tiếp tục theo dõi thông qua các xét nghiệm máu và siêu âm.

4.3 Nốt sần tuyến giáp tiết quá nhiều hormone

Với bướu giáp nhân thùy phát tiết quá nhiều hormone, có thể sử dụng nhiều phương pháp. Ví dụ như iốt phóng xạ, loại bỏ nốt sần bằng cồn hoặc phẫu thuật cắt bỏ. Iốt phóng xạ thường được dùng dưới dạng viên thuốc. Mục đích là để làm cho tuyến giáp co lại và giảm sản xuất hormone tuyến giáp. Phương pháp này chỉ ảnh hưởng đến tuyến giáp mà không gây hại cho các tế bào khác. Còn phương pháp loại bỏ bằng cồn liên quan đến việc tiêm cồn trực tiếp vào các nốt sần tuyến giáp qua kim nhỏ, làm cho chúng co lại và giảm sản xuất hormone tuyến giáp.

5. Lời kết

Trên đây là những thông tin chung về bướu nhân thùy phải tuyến giáp có nguy hiểm không. Mong rằng bài viết đã cung cấp cho quý bạn đọc những thông tin hữu ích nhất. Hãy cùng đón đọc những bài viết khác cùng chuyên mục Tuyến giáp nhé!

5/5 - (2 votes)
* Website cung cấp nội dung thông tin tham khảo, hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng từng người.
ll-ic1 fthot-dlic1 Đặt lịch