Viêm kết mạc, hay còn gọi là đau mắt đỏ, là một bệnh lý phổ biến về mắt. Nhiều người thắc mắc liệu căn bệnh có lây lan không? Câu trả lời là CÓ. Đặc biệt trong môi trường đông người, viêm kết mạc có khả năng lây lan rất nhanh. Hiểu rõ về các triệu chứng và biện pháp phòng ngừa viêm kết mạc, chính là cách giúp bạn bảo vệ sức khỏe đôi mắt hiệu quả.
Viêm kết mạc là gì? Bệnh lây lan qua đâu?
Viêm kết mạc là tình trạng viêm nhiễm của kết mạc. Kết mạc là lớp màng mỏng trong suốt che phủ mặt trong của mi mắt và phần trắng của mắt. Bệnh có thể do virus, vi khuẩn hoặc tác nhân gây dị ứng, thông qua:
- Tiếp xúc trực tiếp: Khi bạn chạm vào mắt sau khi tiếp xúc với người bệnh hoặc vật dụng nhiễm bệnh.
- Giọt bắn: Khi người bệnh hắt hơi hoặc ho, virus hoặc vi khuẩn có thể lan truyền qua không khí.
- Dùng chung đồ cá nhân: Khăn mặt, gối, hoặc mỹ phẩm mắt có thể là nguồn lây nhiễm.
- Môi trường công cộng: Nơi đông người như trường học, văn phòng, phương tiện công cộng là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn và virus lây lan.
Viêm kết mạc do virus và vi khuẩn dễ lây, trong khi viêm kết mạc do dị ứng không lây nhưng gây khó chịu.
Viêm kết mạc thường xuất hiện những triệu chứng nào?
Lưu ý quan trọng, tuyệt đối không nên tự điều trị hoặc chủ quan xem nhẹ các triệu chứng dưới đây, vì điều này có thể làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
- Mắt đỏ và ngứa
- Cảm giác cộm hoặc khó chịu trong mắt
- Nước mắt chảy nhiều
- Dịch mủ thường có màu vàng hoặc xanh (tình trạng này chủ yếu do vi khuẩn gây nên)
- Khó chịu khi nhìn ánh sáng
Có thể nói, việc thăm khám sức khỏe mắt định kỳ sẽ giúp bạn phát hiện sớm các bệnh lý cũng như giảm thiểu nguy cơ biến chứng không mong muốn. Vì thế, nếu bạn đang gặp bất kỳ vấn đề nào liên quan đến mắt hoặc có những triệu chứng nghi ngờ mắc phải viêm kết mạc, hãy đến gặp bác sĩ ngay để được chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, hiệu quả với tình trạng bệnh hiện tại của bạn.
Các biện pháp phòng ngừa
Để phòng ngừa căn bệnh viêm kết mạc, bạn nên tuân thủ các biện pháp sau:
- Rửa tay thường xuyên: Sử dụng xà phòng và nước sạch để loại bỏ vi khuẩn và virus.
- Tránh chạm vào mắt: Hạn chế chạm tay vào mắt, đặc biệt khi tay chưa được rửa sạch.
- Sử dụng đồ cá nhân riêng: Không dùng chung khăn mặt, gối, hoặc mỹ phẩm mắt với người khác.
- Vệ sinh đồ dùng cá nhân thường xuyên: Giặt sạch khăn mặt, gối, và các vật dụng tiếp xúc với mắt.
- Đeo kính bảo vệ: Ngay cả khi bạn di chuyển trên đường hoặc làm việc trong môi trường có bụi bẩn, hoặc tiếp xúc với hóa chất thường xuyên, việc đeo kính bảo vệ là rất quan trọng để bảo vệ mắt của bạn.
Những cách điều trị viêm kết mạc hiệu quả
Việc điều trị viêm kết mạc phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh:
- Do vi khuẩn: Sử dụng thuốc nhỏ mắt kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.
- Do virus: Bệnh thường tự khỏi sau 1-2 tuần, nhưng cần giữ vệ sinh mắt và tránh lây lan.
- Do dị ứng: Dùng thuốc chống dị ứng và tránh tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng.
Nếu triệu chứng kéo dài hoặc trở nên nặng hơn, bạn nên đi khám bác sĩ ngay. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn gặp các dấu hiệu sau:
- Đau mắt dữ dội
- Mắt nhạy cảm với ánh sáng
- Mắt bị sưng đỏ nặng
- Mờ mắt hoặc giảm thị lực
Với đội ngũ bác sĩ nhãn khoa dày dặn kinh nghiệm, từng công tác tại các bệnh viện đầu ngành, Phòng khám Đa khoa Loukas tự hào là địa chỉ uy tín trong lĩnh vực khám, chữa bệnh về mắt. Chúng tôi cung cấp dịch vụ toàn diện, điều trị hiệu quả cho mọi bệnh lý về mắt, bao gồm cả viêm kết mạc.
Hãy đến với Phòng khám Đa khoa Loukas để được chăm sóc sức khỏe mắt một cách toàn diện. Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để đặt lịch hẹn khám từ các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực y tế.
Xem thêm:
- Lẹo mắt có tự khỏi được không? Cách chăm sóc và phòng ngừa
- Bệnh cườm nước & Cườm khô; Mất thị lực nhanh chóng chỉ vì nhầm lẫn và chủ quan
- Lo ngại khô mắt, tìm hiểu nguyên nhân và giải pháp