Bệnh cườm nước – Mất thị lực nhanh chóng chỉ vì nhầm lẫn và chủ quan

30/05/2024

Vi_content

Bệnh cườm nước có tốc độ tiến triển nhanh, dễ nhầm lẫn với một số bệnh lý về mắt khác. Đừng để những nhầm lẫn đáng tiếc này đe dọa và đánh cắp thị lực của mình và người thân. Cùng Loukas tìm hiểu về loại bệnh mắt đặc biệt này và cách phòng ngừa, điều trị hiệu quả ngay trong bài viết bên dưới bạn nhé!

Bệnh cườm nước có thực sự nguy hiểm như lời đồn?

Bệnh cườm nước (Glaucoma) hay tăng nhãn áp là một nhóm bệnh về mắt gây tổn thương dây thần kinh thị giác. Cườm nước được gây ra bởi sự tăng áp lực bên trong mắt của người bệnh, gây tổn thương các tế bào thần kinh nhạy cảm ở võng mạc và dây thần kinh thị giác. 

benh-cuom-nuoc

Nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tác động tăng nhãn áp đến từ việc mất cân bằng giữa việc sản xuất và thoát dịch của mắt do tắc nghẽn lưu thông thủy dịch (do các nguyên nhân như: tật khúc xạ, tăng sản xuất thủy dịch, tắc nghẽn góc tiền phòng,…). Ngoài ra còn do yếu tố di truyền, tuổi tác cao, bệnh tiểu đường, cao huyết áp, sử dụng corticosteroid kéo dài, chấn thương mắt, hút thuốc lá nhiều,…

Cườm nước chuyển biến rất nhanh. Có thể dẫn đến mất thị lực vĩnh viễn nếu không điều trị kịp thời. Nhưng nguy hiểm hơn là nhiều người không nhận biết được bệnh sớm, hoặc nhầm lẫn với một số bệnh lý về mắt khác.

4 loại cườm nước thường gặp

Cườm nước không chỉ có một loại. Mỗi loại lại có các biểu hiện và mức độ nguy hiểm khác nhau. Nhầm lẫn giữa các loại này có thể dẫn đến việc chẩn đoán sai và điều trị không hiệu quả.

Cườm nước góc mở nguyên phát (POAG)

Bệnh cườm nước phổ biến nhất, chiếm hơn 70% các trường hợp. Bệnh thường xảy ra ở người lớn tuổi, tiến triển chậm và không gây đau đớn nên khó nhận biết được cho đến khi bệnh đã ở giai đoạn nặng.

mat-nguoi-bi-benh-cuom-nuoc

Cườm nước góc đóng cấp tính

Ít phổ biến hơn POAG. Thường xảy ra đột ngột, gây ra các triệu chứng như: nhức mắt dữ dội, nhức đầu, buồn nôn, nôn, nhìn thấy quầng sáng xung quanh đèn, đỏ mắt, thị lực giảm sút. Dạng bệnh cườm nước này có thể gây mất thị lực nhanh chóng nếu không được điều trị kịp thời.

Cườm nước bẩm sinh

Xảy ra ở trẻ em từ khi sinh ra. Bệnh có thể do di truyền hoặc do các bất thường bẩm sinh ở mắt như tật khúc xạ, tăng sản xuất thủy dịch, tắc nghẽn góc tiền phòng,…

Cườm nước thứ phát

Đây là dạng cườm nước phát triển do một nguyên nhân khác như hấn thương mắt, viêm mắt, sử dụng corticosteroid kéo dài hoặc các bệnh lý mắt khác. Việc điều trị loại bệnh cườm nước này thường phức tạp hơn do phải xử lý cả nguyên nhân gây bệnh. 

Những nhầm lẫn nguy hiểm về cườm nước và nguy cơ gây mù lòa vĩnh viễn

Không chỉ nhầm lẫn giữ các loại cườm nước với nhau, nhiều bệnh nhân thường nhầm lẫn giữa cườm nước (glaucoma) và cườm khô (đục thủy tinh thể), dẫn đến việc chẩn đoán sai và chậm trễ trong điều trị. 

Cườm nước (Glaucoma) Cườm khô (Cataract)
  • Diễn biến bệnh lý nhanh
  • Bệnh diễn biến chậm hơn, xảy ra âm thầm
  • Mắt nhìn mờ nhưng sau thời gian ngắn có thể xuất hiện đau nhức dữ dội, nhức đầu, buồn nôn, nôn, tầm nhìn thu hẹp,…
  • Mắt sẽ nhìn thấy những đốm đen ruồi bay, chói, lóa khi nhìn đèn, nhìn mờ dần theo thời gian và không gây đau đớn. 
  • Điều trị: laser hoặc phẫu thuật mở kênh thoát nước cho dịch mắt.
  • Điều trị: phẫu thuật thay thuỷ tinh thể nhân tạo. Phổ biến nhất là Phaco. 
  • Các ảnh hưởng trước đó không thể phục hồi hoàn toàn. Chỉ có thể làm chậm hoặc chấm dứt tình trạng thị lực suy giảm.
  • Đa số bệnh nhân phẫu thuật bằng Phaco có thể phục hồi thị lực nhanh chóng.

Bệnh cườm nước có thể phòng ngừa không?

Tuy chuyển biến nhanh, nhưng bệnh cườm nước có thể được phòng ngừa và kiểm soát với các biện pháp như: 

  • Ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi giàu chất chống oxy hóa như vitamin A, C và E giúp bảo vệ sức khỏe mắt.
  • Hạn chế tiêu thụ đường và chất béo bão hòa để giảm nguy cơ tăng áp lực nội nhãn.
  • Tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội có thể giúp giảm áp lực nội nhãn và cải thiện tuần hoàn máu.
  • Kiểm tra sức khoẻ mắt thường xuyên. Đặc biệt, tối thiểu 1 lần/năm với người trên 40 tuổi và tiền sử gia đình mắc cườm nước để phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Các phương pháp điều trị cườm nước

Một khi đã được chẩn đoán cườm nước, bệnh nhân cần tuân thủ nghiêm ngặt các hướng dẫn điều trị từ bác sĩ. Tuỳ thuộc vào tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ tư vấn và đưa ra phác đồ điều trị bằng các phương pháp như:

  • Dùng thuốc nhỏ mắt giảm áp lực nội nhãn và ngăn ngừa tổn thương thêm cho thần kinh thị giác.
  • Phẫu thuật laser mở rộng góc thoát thủy dịch.
  • Phẫu thuật cắt mống mắt (điều trị cườm nước góc đóng).
  • Thăm khám định kỳ để theo dõi áp lực nội nhãn và tình trạng thần kinh thị giác.

tham-kham-mat-tai-loukas

Nên làm gì khi phát hiện hoặc nghi ngờ bị cườm nước?

Khi thấy mắt có bất kỳ dấu hiệu khác thường hoặc nghi ngờ bị cườm nước, bạn cần đến ngay cơ sở y tế hoặc đặt lịch hẹn với bác sĩ chuyên khoa mắt sớm nhất có thể. Các bác sĩ có chuyên môn sẽ chẩn đoán, thực hiện kiểm tra áp lực nội nhãn và đưa ra ra phương pháp điều trị phù hợp.

Và nếu bạn đang tìm một địa chỉ uy tín, tin cậy chăm sóc cho đôi mắt của mình và người thân, Phòng khám Đa khoa Loukas sẽ là một lựa chọn không thể bỏ qua. Đội ngũ Bác sĩ Nhãn khoa giỏi và trang thiết bị đo khám mắt công nghệ cao cho phép các chẩn đoán bệnh lý về mắt chuẩn xác và nhanh chóng. 

benh-nhan-mo-mat-loukas

Với hơn 20 năm lịch sử hình thành, Loukas tự hào là địa chỉ tin cậy được hàng trăm nghìn khách hàng đến thăm khám mỗi năm, đặc biệt là khám mắt. Để đặt lịch khám mắt nhanh chóng cùng các bác sĩ nhãn khoa hàng đầu, bạn hãy liên hệ ngay qua hotline 1900 0202.

Đánh giá bài viết
* Website cung cấp nội dung thông tin tham khảo, hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng từng người.
ll-ic1 fthot-dlic1 Đặt lịch