U nang tuyến giáp có nguy hiểm không là thắc mắc của nhiều bệnh nhân và người nhà. Hãy cùng tìm hiểu kĩ hơn trong bài viết dưới đây.
1. U nang tuyến giáp có nguy hiểm không?
1.1 U nang tuyến giáp là gì?
U nang tuyến giáp, còn được gọi là bướu giáp nhân. Đó là một khối u phát triển từ tuyến giáp. Đây là do sự tăng sinh không bình thường của một phần của mô tuyến giáp. Trong khối u này, thường chứa dịch lỏng và có kích thước dao động từ vài mm đến vài cm. Điều này phụ thuộc vào từng tình trạng cụ thể. Vậy bệnh u nang tuyến giáp có nguy hiểm không? Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khoảng 68% số trường hợp u nang tuyến giáp là lành tính. Trong những trường hợp này, khối u thường không chứa dịch bên trong. Tuy nhiên, khi u nang chứa các thành phần mô đặc, tức là các tế bào không bình thường, tỷ lệ ung thư có thể lên đến 30%.
Bệnh này có thể phát hiện ở bất kỳ độ tuổi nào. Nó phổ biến hơn ở phụ nữ so với nam giới. Tỷ lệ nữ giới mắc u nang tuyến giáp cao hơn 5 lần so với nam giới.
1.2 Nguyên nhân gây bệnh u nang tuyến giáp
U nang tuyến giáp có nguyên nhân gốc rễ là do sự suy giảm chức năng hệ miễn dịch. Điều này xuất phát từ việc hệ miễn dịch không còn hoạt động hiệu quả như bình thường. Trong điều kiện sức khỏe tốt, hệ miễn dịch kiểm soát sự “sống và chết” của triệu triệu tế bào mỗi giây. Nhưng khi hệ miễn dịch suy yếu, các tế bào lão hóa và tế bào lỗi không bị loại bỏ. Điều này tạo điều kiện cho sự tăng sinh tế bào không bình thường và hình thành các khối u. Trong đó có u nang tuyến giáp hay bướu giáp nhân.
Ngoài ra, cũng có những nguyên nhân khác gây ra u nang tuyến giáp:
- Di truyền: Nếu có người trong gia đình đã từng mắc bệnh này hoặc các bệnh về nội tiết khác, nguy cơ mắc u nang tuyến giáp sẽ cao.
- Tuổi tác: Người cao tuổi hoặc có hệ miễn dịch yếu sẽ có điều kiện thuận lợi cho sự hình thành các khối u tuyến giáp.
- Giới tính: Phụ nữ có nguy cơ mắc u nang tuyến giáp cao hơn nam giới. Trong thời kỳ sinh sản, các biến đổi về hormone sinh dục ở phụ nữ có thể dẫn đến rối loạn nội tiết.
- Tiếp xúc với tia X: Tia phóng xạ có thể làm thay đổi gen trong cơ thể. Điều đó gây ra sự không ổn định trong chu trình của tế bào. Và dẫn đến hình thành các khối u.
Xem thêm:
- Giải đáp: Bị u tuyến giáp có nguy hiểm không? Cách điều trị bệnh
- Giải thắc thắc mắc: Khám u tuyến giáp ở đâu uy tín tại Hà Nội?
2. Sự phát triển của u nang tuyến giáp
Thường thì, các nang tuyến giáp nhỏ không gây ra triệu chứng rõ ràng. Tuy nhiên, với các nang kích thước lớn thì triệu chứng lại khác. Bệnh nhân có thể thấy khó nuốt, cảm giác nuốt nghẹn. Thậm chí là có thể cảm nhận được sự tồn tại của khối u ngay dưới da khi sờ vào cổ.
Vậy thì bệnh u nang tuyến giáp có nguy hiểm không và nó có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân ở mức nào?
Về mặt hình thái, u nang tuyến giáp chia thành hai loại chính: nang đơn thuần và nang hỗn hợp. Trong trường hợp của nang đơn thuần, chỉ chứa dịch lỏng. Tỷ lệ ung thư của trường hợp này rất thấp, chỉ chiếm 0.3%. Với nang hỗn hợp, tỷ lệ ung thư là khoảng 1.5%,bao gồm thành phần đặc trong nang, . Trong một số ít trường hợp, nang có thể phát triển nhanh chóng và không bình thường. Nó có thể gây ra các triệu chứng như chảy máu trong nang. Điều này làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh, với các triệu chứng như đau vùng cổ phía trước, khó nuốt,…
Mặc dù tỷ lệ u nang tuyến giáp lành tính cao, nhưng người bệnh không nên xem thường. Cần theo dõi sự phát triển của u nang cũng như u lành tuyến cận giáp thông qua siêu âm và thực hiện các cuộc kiểm tra định kỳ. Nghe và làm theo lời khuyên của bác sĩ để có thể xử lý và kiểm soát tình trạng bệnh kịp thời.
3. Các triệu chứng của bệnh u nang tuyến giáp
3.1 U nang tuyến giáp lành tính
U nang tuyến giáp lành thường không tạo ra các triệu chứng rõ ràng. Thường thì, bệnh nhân phát hiện u nang qua xét nghiệm hoặc sàng lọc bệnh lý. Khi khối u đã phát triển, cùng Phòng khám đa khoa Loukas các triệu chứng điển hình của bệnh bao gồm:
- Xuất hiện khối u hoặc hạch: U nang lành tính có thể hình thành một khối u hoặc hạch trong vùng cổ. Kích thước và độ nhạy cảm của khối u có thể không giống nhau.
- Gặp khó khăn khi nuốt: Do u nang lớn hoặc tạo áp lực lên thực quản. Dẫn đến việc nuốt thức ăn hoặc nước uống gặp khó khăn.
- Khàn giọng: Áp lực từ u nang lên dây thanh quản, dẫn đến sự thay đổi hoặc méo mó giọng hoặc khàn giọng.
- Đau hoặc không thoải mái: Vùng cổ hoặc họng khi u nang lớn hoặc nhiễm trùng có thể gây ra cảm giác đau hoặc khó chịu.
- Thay đổi trong chức năng tuyến giáp: Một số u nang không lành có thể gây ra sự thay đổi trong chức năng của tuyến giáp. Tuy nhiên, điều này không thường xảy ra.
3.2 U nang tuyến giáp ác tính
U nang tuyến giáp ác tính, hay ung thư tuyến giáp, có thể gây ra các dấu hiệu có thể thấy:
- Đau họng và khản tiếng: Ung thư tuyến giáp có thể gây ra đau và không thoải mái trong vùng họng. Áp lực từ u nang lên dây thanh quản, dẫn đến sự thay đổi hoặc méo mó giọng hoặc khàn giọng.
- Nổi hạch: Ung thư tuyến giáp thường đi kèm với việc phát triển hạch ở vùng cổ. Những hạch này thường lớn hơn và có thể cảm nhận được khi sờ vào vùng cổ.
- Khó nuốt: Với u ác tính, khối u có thể phát triển và tạo áp lực lên thực quản. Điều này gây khó khăn khi nuốt thức ăn hoặc nước uống.
- Khó thở: Ung thư tuyến giáp lớn hoặc phát triển nhanh có thể gây áp lực lên đường hô hấp. Nó dẫn đến khó thở hoặc ngắn thở. Đó là khi u nang tiếp xúc hoặc xâm lấn vào các cơ quan hô hấp.
Những triệu chứng này có thể là dấu hiệu của một u nang tuyến giáp ác tính. Tuy nhiên nó chưa đủ cơ sở đủ để đưa ra chẩn đoán chính xác. Để được chẩn đoán đúng, cần phải tiến hành các xét nghiệm bổ sung và đánh giá từ bác sĩ chuyên khoa. Nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào hoặc nghi ngờ về ung thư tuyến giáp, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn và điều trị phù hợp.
Xem thêm:
- Thuốc điều trị u tuyến giáp lành tính hiệu quả nhất hiện nay
- Dấu hiệu u tuyến giáp là gì? Các triệu chứng u tuyến giáp thường gặp
4. Lời kết
Bài viết trên nằm trong chuyên mục Tuyến giáp của Phòng khám đa khoa Loukas. Hi vọng qua bài viết đã giúp bạn đọc giải đáp các thông tin về u nang tuyến giáp có nguy hiểm không. Đừng quên đón đọc những bài viết khác trong chuyên mục Tuyến giáp nhé!