Giới thiệu chi tiết danh sách các loại thuốc tuyến giáp phổ biến và toàn bộ các thông tin liên quan đến thuốc trị bệnh tuyến giáp.
Việc mắc phải các bệnh lý liên quan đến tuyến giáp ảnh hưởng không ít đến quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Và chức năng của các cơ quan khác như: gan, não, tim, da, thận. Do đó, việc điều trị bệnh tuyến giáp là vô cùng cấp thiết. Sau đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về những loại thuốc trị tuyến giáp phổ biến nhất hiện nay.
1. Thuốc tuyến giáp là thuốc gì?
Nồng độ hormone tuyến giáp trong cơ thể thấp sẽ ảnh hưởng không ít đến quá trình trao đổi chất. Và làm chậm hoạt động của các chức năng khác trong cơ thể. Trong trường hợp đó, người bệnh sẽ phải sử dụng thuốc trị tuyến giáp. Nhằm bổ sung lượng hormone tuyến giáp. Loại thuốc này được sử dụng để điều trị cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức), suy giáp (tuyến giáp hoạt động kém) và ung thư tuyến giáp.
1.1. Suy giáp
Người bệnh sẽ được chỉ định điều trị bằng liệu pháp thay thế hormone khi bị suy giáp. Loại thuốc thường được sử dụng để điều trị suy giáp là thuốc Levothyroxine (Synthroid).
1.2. Cường giáp
Để điều trị bệnh cường giáp, bệnh nhân có thể điều bị bằng i-ốt phóng xạ hoặc methimazole (tapazole). Thuốc chẹn beta cũng thường được sử dụng để điều trị bệnh này.
1.3. Ung thư tuyến giáp
Để cải thiện tình trạng bệnh, người mắc phải ung thư tuyến giáp sẽ phải dùng liệu pháp i-ốt phóng xạ, hóa trị hoặc thay thế hormone.
Xem thêm:
- Thuốc Bảo Y chữa u tuyến giáp có an toàn, hiệu quả không?
- U lành tuyến cận giáp là bệnh gì? Những điều có thể bạn chưa biết
2. Danh sách các loại thuốc trị tuyến giáp tốt nhất
Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc điều trị căn bệnh tuyến giáp. Bác sĩ sẽ tùy thuộc vào tình trạng bệnh của bệnh nhân mà chỉ định loại thuốc phù hợp. Sau đây, Phòng khám Loukas sẽ liệt kê danh sách các loại thuốc tuyến giáp hiệu quả nhất.
2.1. Thay thế hormone tuyến giáp
Các loại thuốc phổ biến thường được dùng để thay thế hormone tuyến giáp, điều trị suy giáp, bao gồm:
Levothyroxine
Được sử dụng khi bị suy giáp, tuyến giáp không thể tự sản xuất đủ hormone. Nhằm điều chỉnh lại quá trình trao đổi chất và năng lượng của cơ thể. Bên cạnh đó, Levothyroxine cũng được sử dụng để ngăn ngừa hoặc điều trị bệnh bướu cổ. Do xạ trị, mất cân bằng nội tiết tố, phẫu thuật hay ung thư.
Liothyronine
Cũng giống như Levothyroxine, Liothyronine cũng được dùng để bổ sung lại lượng hormone tuyến giáp. Nhằm điều chỉnh quá trình trao đổi chất và năng lượng của cơ thể. Loại thuốc này còn thường được sử dụng kết hợp với liệu pháp i-ốt phóng xạ hay phẫu thuật ở người mắc ung thư tuyến giáp. Tuy nhiên, không nên dùng Liothyronine để điều trị các bệnh liên quan đến cân nặng, như: béo phì.
Liotrix
Liotrix có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát ung thư tuyến giáp, ngừa hoặc điều trị tuyến giáp mở rộng. Cũng như bổ sung hormone tuyến giáp cho cơ thể.
2.2. Thuốc kháng giáp
Propylthiouracil
Để điều trị cường giáp ở trẻ em từ 6 tuổi trở lên và người lớn, người bệnh thường được chỉ định dùng thuốc kháng giáp Propylthiouracil. Loại thuốc này giúp ngăn ngừa tuyến giáp tạo ra hormone tuyến giáp.
Methimazole
Methimazole ngoài việc dùng để điều trị cường giáp còn được sử dụng trước khi phẫu thuật tuyến giáp hay điều trị bằng i-ốt phóng xạ.
Hai loại thuốc kể trên đều giúp làm chậm quá trình sản sinh ra hormone tuyến giáp. Các loại thuốc này có thể kiểm soát cường giáp trong vài tuần nếu được dùng đúng cách. Tuy nhiên, bệnh có thể dễ dàng tái phát nếu ngừng thuốc. Vậy nên, một số bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định phẫu thuật cắt bỏ hoặc điều trị bằng i-ốt phóng xạ. Việc sử dụng thuốc kháng giáp có thể dẫn đến một vài triệu chứng như: buồn ngủ, đau dạ dày, phát ban,… Hoặc nghiêm trọng hơn là: sốt, ớn lạnh, đau họng, giảm bạch cầu, vàng da, bệnh gan.
Bác sĩ có thể lựa chọn thuốc chẹn beta để ngăn ngừa hoạt động của hormone tuyến giáp. Thuốc có thể làm giảm triệu chứng của bệnh cường giáp. Như: run, tăng nhịp tim, hồi hộp. Dù không làm thay đổi nồng độ hormone tuyến giáp có trong máu. Các triệu chứng này sẽ giảm trong vài giờ sau khi dùng thuốc. Tuy nhiên, thuốc chẹn beta làm trầm trọng thêm hội chứng Raynaud (sự biến đổi màu sắc ở ngón chân, ngón tay khi tiếp xúc với nhiệt độ lạnh). Vậy nên, hãy báo ngay với bác sĩ nếu trong quá trình dùng thuốc bạn gặp phải tình trạng này.
3. Sự khác biệt giữa các loại thuốc tuyến giáp
Sự khác nhau giữa các loại thuốc điều trị tuyến giáp là các chế phẩm hormone tuyến giáp. Được chia làm 2 loại như sau:
- Chế phẩm tự nhiên: Nguồn gốc từ tuyến giáp động vật (thyroglobulin, tuyến giáp khô).
- Chế phẩm tổng hợp: Được tạo ra trong phòng thí nghiệm.
- Levothyroxine: Giống như hormone T4. Trong cơ thể, T4 được chuyển đổi thành T3. Bạn nên uống thuốc ít nhất từ 30 – 60 phút trước bữa sáng để hấp thụ thuốc tốt nhất. Nên uống Levothyroxine với 1 ly nước lớn. Dùng cách dưỡng chất bổ sung sắt, canxi hoặc thuốc kháng axit ít nhất 4 tiếng.
- Liothyronine (hormone T3 – triiodothyronine): Được sử dụng khi cơ thể không chuyển đổi được T4 thành T3 đúng cách.
- Liotrix: Sự kết hợp của Liothyronine (T3) và Levothyroxine (T4) theo tỷ lệ 1:4.
4. Thuốc tuyến giáp có an toàn không?
Thuốc tuyến giáp CÓ an toàn. Nếu bạn sử dụng thuốc theo đúng liều lượng mà bác sĩ chỉ định. Liều lượng sẽ được xác định dựa trên sức khỏe, tuổi tác, mức độ hormone tuyến giáp tự nhiên trong cơ thể và cân nặng của người bệnh. Tần suất của các xét nghiệm máu sẽ giảm khi bác sĩ chỉ định liều lượng chính xác. Để tuyến giáp trở lại bình thường, người bệnh sẽ mất vài tháng điều trị. Trong một vài trường hợp, bệnh nhân sẽ phải dùng thuốc tuyến giáp suốt đời để cải thiện tình trạng bệnh. Nếu sử dụng thuốc đúng theo hướng dẫn của bác sĩ, bạn sẽ hạn chế được nhiều tác dụng phụ.
Xem thêm:
- Thuốc điều trị u tuyến giáp lành tính hiệu quả nhất hiện nay
- U tuyến giáp lành tính là gì? Dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả
5. Các tác dụng phụ khi sử dụng thuốc tuyến giáp
Thông thường, tác dụng phụ chỉ xuất hiện khi người dùng sử dụng không đúng liều lượng thuốc. Một vài tác dụng phụ có thể kể đến như:
- Khó vào giấc ngủ.
- Nhịp tim đập nhanh.
- Thiếu sức sống, tóc xỉn màu.
- Thường cảm thấy đói.
- Bồn chồn, lo lắng.
- Cảm thấy run.
- Người đổ mồ hôi, mệt mỏi, sụt cân.
6. Một số lưu ý khi uống thuốc tuyến giáp
6.1. Uống thuốc tuyến giáp đúng liều
Người bệnh cần tái khám đúng lịch hẹn để thực hiện xét nghiệm kiểm tra các chỉ số T3, T4, TSH. Để bác sĩ có thể điều chỉnh liều thuốc phù hợp vào từng giai đoạn bệnh. Bệnh nhân cần tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ. Không tự ý thay đổi lượng thuốc nhằm hạn chế tối thiểu việc xảy ra các tác dụng phụ.
6.2. Lưu ý thời điểm uống thuốc tuyến giáp
Thuốc tuyến giáp được hấp thụ chủ yếu ở hỗng tràng, hồi tràng và một ít ở tá tràng. Vậy nên, việc uống thuốc điều trị tuyến giáp lúc đói bụng có thể giúp tăng hấp thu. Nhưng nếu dùng đồng thời với các chất bổ sung, thuốc hay thực phẩm gây cản trở hấp thu thì quá trình sẽ trở nên lâu hơn. Do đó, hãy sử dụng thuốc đúng thời gian ghi trong hướng dẫn sử dụng của từng loại. Hoặc theo chỉ định của bác sĩ.
6.3. Theo dõi tác dụng phụ
Một số người bệnh trong quá trình uống thuốc hormone tuyến giáp có thể gặp phải các dấu hiệu như: hồi hộp, sụt cân, tiêu chảy, vã mồ hôi, co cứng bụng,… Vậy nên, để hạn chế diễn tiến nặng, hãy thông báo ngay cho bác sĩ nếu gặp những tác dụng ngoài ý muốn.
6.4. Chú ý tương tác thuốc
Một số phản ứng ngoài ý muốn có thể xảy ra khi sử dụng cùng lúc các loại thuốc trong thời gian điều trị bệnh. Như tăng đào thải Levothyroxin, giảm hấp thu hay ảnh hưởng đến khả năng liên kết của Levothyroxin trong máu. Một vài loại thuốc cản trở sự hấp thu hormon tuyến giáp có thể kể đến: thuốc ức chế bơm proton (PPI), sắt, statin, magie,… Người bệnh nên sử dụng cách các thuốc kháng acid dạ dày ít nhất 4 giờ.
6.5. Chú ý đến chế độ ăn uống
Do thuốc điều trị có tác dụng kích thích tăng chuyển hóa trong cơ thể, tạo ra nhiệt năng và giải phóng năng lượng. Nhiều người bệnh sẽ bị sụt cân, nóng trong, hồi hộp, tim đập nhanh,… Vậy nên các bác sĩ tại Phòng khám Đa khoa Loukas khuyên rằng: bệnh nhân có thể sử dụng thuốc hỗ trợ gan kèm theo thuốc hormon tuyến giáp để giảm tác dụng phụ. Và xây dựng chế độ ăn đầy đủ, lành mạnh. Bảo đảm đủ lượng nước trong ngày và gia tăng việc tiêu thụ rau thanh nhiệt như mã đề, rau má,…
7. Tạm kết
Nhìn chung, thuốc tuyến giáp là giải pháp vô cùng hữu hiệu giúp người bệnh điều trị bệnh lý. Tuy nhiên, để việc sử dụng thuốc đạt hiệu quả tốt nhất, bạn cần tuân thủ đúng theo hướng dẫn cụ thể của bác sĩ. Việc này cũng giúp bạn hạn chế tối đa các tác hại nguy hiểm. Hãy tiếp tục đón đọc chuyên mục Tuyến giáp của chúng tôi để biết thêm nhiều thông tin bổ ích về bệnh lý này bạn nhé!