Người bị u tuyến giáp có uống được collagen không? Giải đáp thắc mắc từ các chuyên gia u tuyến giáp hàng đầu.
Collagen là một trong những thành tố quan trọng đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên liệu người bị u tuyến giáp có uống được collagen không? Nếu được thì nên bổ sung collagen như thế nào cho phù hợp? Cùng Loukas giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến việc sử dụng cho bệnh nhân mắc bệnh u tuyến giáp trong bài viết sau đây.
1. Collagen là gì? Vai trò của collagen đối với sức khỏe?
1.1 Định nghĩa và các loại collagen
Collagen đóng vai trò như “chất keo” kết nối các mô trong cơ thể, là thành phần quan trọng cấu tạo nên da, xương, cơ, gân và dây chằng. Không chỉ vậy, collagen còn hiện diện trong mạch máu, giác mạc và răng. Trong cơ thể chúng ta có ít nhất 16 loại collagen, trong đó bốn loại chính là loại I, II, III và IV.
1.2 Tác dụng của collagen đối với cơ thể
Ngoài việc là chất keo kết dính các mô trong cơ thể, một số công dụng của collagen có thể kể đến như:
- Đối với da: Collagen giúp giữ độ căng mịn, giảm nếp ngăn và làm chậm quá trình lão hoá.
- Đối với xương khớp: Collagen giúp giảm nguy cơ gãy xương và làm loãng xương.
- Đối với tóc: Các axit amin trong collagen sẽ giúp tóc trở nên mềm mại, bóng mượt và kích thích sự phát triển của tóc.
2. U tuyến giáp và những điều cần lưu ý về chế độ dinh dưỡng
2.1 Ảnh hưởng của chế độ ăn uống đến bệnh tuyến giáp
Chế độ ăn uống đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tuyến giáp, đặc biệt là đối với những người đã mắc bệnh u tuyến giáp. Một số loại thực phẩm có thể hỗ trợ chức năng tuyến giáp, trong khi những loại khác có thể gây hại hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh.
2.2 Các chất dinh dưỡng cần thiết cho người bị u tuyến giáp
Một chế độ ăn uống cân bằng và giàu dinh dưỡng là rất quan trọng đối với người bị u tuyến giáp, giúp hỗ trợ chức năng tuyến giáp, tăng cường sức khỏe tổng thể và cải thiện chất lượng cuộc sống. Dưới đây là những chất dinh dưỡng cần thiết mà người bệnh nên chú trọng bổ sung:
- Iot: Đây là một loại khoáng chất thiết yếu, giúp sản xuất ra hormone tuyến giáp. Cần lưu ý bổ sung vừa đủ, tránh làm bệnh chuyển biến xấu.
- Kẽm: Đóng vai trò trong việc chuyển đổi hormone tuyến giáp T4 thành T3, giúp duy trì mức hormone tuyến giáp ổn định.
- Vitamin D: Có liên quan đến chức năng tuyến giáp và hệ miễn dịch. Thiếu vitamin D có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tuyến giáp tự miễn.
- Magie: Hỗ trợ chức năng tuyến giáp và giúp giảm căng thẳng, một yếu tố có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tuyến giáp.
2.3 Các chất dinh dưỡng cần hạn chế cho người bị u tuyến giáp
Bên cạnh việc bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết, người bị u tuyến giáp cũng cần lưu ý hạn chế một số loại thực phẩm và chất dinh dưỡng có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tuyến giáp và làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh.
- Goitrogens: là các hợp chất tự nhiên có trong một số loại rau củ như cải xoăn, súp lơ, cải bắp, cải xoong, cải thìa… Chúng có thể cản trở quá trình hấp thu i-ốt của tuyến giáp, gây bướu cổ và các vấn đề khác. Tuy nhiên, việc nấu chín có thể làm giảm đáng kể hàm lượng goitrogens trong thực phẩm.
- Đậu nành: Chứa isoflavone, một loại phytoestrogen có thể ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp, đặc biệt là ở những người đã có vấn đề về tuyến giáp. Tuy nhiên, tác động của đậu nành lên tuyến giáp vẫn còn gây tranh cãi và cần thêm nghiên cứu. Để an toàn, người bị u tuyến giáp nên hạn chế tiêu thụ đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành như sữa đậu nành, đậu phụ, tương…
- Đường: Tiêu thụ quá nhiều đường và các chất tạo ngọt nhân tạo có thể gây tăng cân, kháng insulin và ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp. Nên hạn chế các loại thực phẩm và đồ uống chứa nhiều đường như bánh kẹo, nước ngọt, nước ép trái cây đóng hộp…
3. Người bị u tuyến giáp có uống được collagen không?
Theo các chuyên gia, người bị u tuyến giáp hoàn toàn có thể uống được collagen. Bởi trong collagen không chứa các thành phần chống chỉ định với các bệnh nhân mắc bệnh này. Tuy nhiên, bạn nên dùng các sản phẩm collagen có nguồn gốc rõ ràng, có độ tinh khiết cao nhất. Đồng thời tránh những loại có chứa thành phần i-ốt. Và sử dụng với liều lượng phù hợp.
Việc uống collagen đúng cách sẽ có khả năng cải thiện làm đẹp da, hỗ trợ xương khớp khỏe mạnh. Đặc biệt là đối với người bị u tuyến giáp. Bởi trong quá trình điều trị, bệnh nhân thường xuất hiện tình trạng da khi khô, thiếu sức sống. Khi đó, sử dụng collagen chính là một trong những cách hiệu quả, an toàn nhằm làm tăng sự đàn hồi và liên kết của da.
Mặt khác trong quá trình xạ trị chắc chắn bệnh nhân sẽ gặp phải những tác dụng phụ ngoài ý muốn. Điều này khiến họ cảm thấy yếu ớt và mệt mỏi. Vậy nên, bổ sung collagen sẽ giúp người bị u tuyến giáp bồi bổ cơ thể. Cũng như giúp cho thể trạng được hồi phục nhanh chóng hơn.
Xem thêm:
- Bị u tuyến giáp có nên uống vitamin E? Các loại vitamin E tự nhiên
- Người mắc bệnh u tuyến giáp kiêng ăn gì và nên ăn gì?
4. Các lưu ý khi sử dụng collagen cho người bị u tuyến giáp
Người bị u tuyến giáp uống collagen giúp hỗ trợ trong quá trình điều trị. Tuy nhiên để uống collagen đúng cách, hiệu quả, người bệnh nên lưu ý một số vấn đề sau:
4.1 Lựa chọn loại collagen phù hợp
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại collagen. Vậy nên, tìm mua sản phẩm ở những địa chỉ uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng là điều vô cùng cần thiết. Điều này giúp người bệnh tránh được việc dung nạp các loại kém chất lượng vào cơ thể.
Xem thêm:
- U tuyến giáp uống tam thất có hiệu quả không? Lưu ý khi uống
- U tuyến giáp có uống được tảo biển không? Lợi ích của tảo biển
4.2 Liều lượng sử dụng an toàn
Trên thị trường hiện nay có hai loại collagen chủ yếu. Đó là dạng thường và dạng cô đặc. Với mỗi sản phẩm sẽ có cách sử dụng khác nhau đối với từng người bệnh. Cụ thể như sau:
- Collagen dạng thường: Nên dùng liều 10 – 20g/ngày
- Collagen dạng cô đặc: Loại collagen này có những phân tử kích thước nhỏ, dễ hấp thụ. Vậy nên, người bệnh chỉ cần uống 3 – 5g/ngày
Tuy nhiên, cần dựa trên độ tuổi và tình trạng sức khỏe của người bệnh để xác định được liệu lượng phù hợp nhất. Bởi vậy, tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng collagen.
4.3 Theo dõi phản ứng của cơ thể
Người bị u tuyến giáp khi sử dụng collagen đó là phải theo dõi phản ứng của cơ thể. Khi mới bắt đầu sử dụng, bạn nên bắt đầu với liều lượng thấp, sau đó tăng dần lên theo thời gian.
Nếu bạn gặp phải bất kỳ phản ứng phụ nào, hãy ngừng sử dụng collagen và tham khảo ý kiến bác sĩ ngay lập tức.
5. Những lựa chọn thay thế collagen cho người bị u tuyến giáp
5.1 Collagen từ tự nhiên
Collagen từ động vật được chiết xuất từ da cá, da gà, da heo, nhau thai cừu,… Bởi vậy không những có ít tác dụng phụ mà còn mang đến hiệu quả cao cho người bị u tuyến giáp. Đặc biệt, loại collagen này còn có tác dụng làm đẹp da, chắc khỏe xương. Đồng thời tránh tình trạng gãy móng tay, chân cho người dùng. Sử dụng collagen từ động vật cũng có thể làm giảm thiểu các ảnh hưởng xấu từ quá trình xạ trị.
5.2 Các loại thực phẩm chức năng khác hỗ trợ sức khỏe tuyến giáp
Ngoài collagen, cũng có nhiều loại thực phẩm chức năng khác giúp hỗ trợ chức năng tuyến giáp. Cần lưu ý việc bổ sung các thực phẩm chức năng không nên tự ý. Người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.
Trên đây là giải đáp cho thắc mắc “Người bị u tuyến giáp có uống được collagen không?”. Hy vọng rằng bài viết trên đã cung cấp được cho các bạn các kiến thức bổ ích. Cùng đón đọc những bài viết bổ ích tiếp theo tại chuyên mục Tuyến giáp.