Mổ u tuyến giáp bao lâu thì nói được? Mách bạn một số lưu ý khác sau phẫu thuật u tuyến giáp giúp mau lành hậu phẫu.
Mổ là phương pháp phổ biến thường được sử dụng để điều trị các vấn đề liên quan đến tuyến giáp. Điển hình là u tuyến giáp. Sau quá trình phẫu thuật, nhiều người bệnh thắc mắc: “Mổ u tuyến giáp có cần kiêng nói không?”. Vậy nên, ngay bây giờ, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi thông qua bài viết dưới đây.
1. U tuyến giáp là gì?
U tuyến giáp là tình trạng tế bào tuyến giáp hoặc khối mô tuyến giáp tăng sinh bất thường. Dẫn đến các tổn thương dạng khối bên trong tuyến giáp. Khối u gây ảnh hưởng tiêu cực tới cơ thể hoạt động và chức năng của tuyến giáp. Ngoài ra còn gây mất thẩm mỹ cho người bệnh.
2. Các trường hợp chỉ định mổ u tuyến tuyến giáp
Là tuyến nội tiết lớn nhất của cơ thể, tuyến giáp nằm ở dưới đáy họng, trước vùng cổ. Nó đảm nhiệm chức năng sản sinh, lưu trữ, giải phóng hormone tuyến giáp T3 và T4 vào máu. Nhằm giúp cho quá trình chuyển hóa và trao đổi chất diễn ra bình thường.
Một trong những phương pháp điều trị u tuyến giáp phổ biến nhất hiện nay là phẫu thuật. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng được chỉ định phương pháp này. Tùy vào kích thước, vị trí và tính chất khối u. Cũng như nguyện vọng và sức khỏe của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ cân nhắc cách thức điều trị phù hợp. Các trường hợp được chỉ định phẫu thuật u tuyến giáp sẽ được Phòng khám Đa khoa Loukas liệt kê ngay sau đây:
- U tuyến giáp lành tính nhưng gây chèn ép thực quản, khí quản, thanh quản hoặc phế quản.
- Khối u tuyến giáp lành tính có kích thước lớn.
- Khối u tuyến giáp lành tính nghi ngờ ung thư.
- Khối u lành tính có dấu hiệu cường giáp.
- Khối u ác tính.
- Người mắc u tuyến giáp khi trong nhà có người thân từng mắc ung thư tuyến giáp.
Xem thêm:
- Cắt bỏ tuyến giáp có ảnh hưởng gì không? Những điều nên nhớ
- Mổ u tuyến giáp có nguy hiểm không? Cần biết trước khi thực hiện
3. Mổ u tuyến giáp bao lâu thì nói được?
3.1. Mổ u tuyến giáp có cần kiêng nói không?
Hai dây thần kinh thanh quản nằm cạnh tuyến giáp đảm nhiệm vai trò điều khiển giọng nói của con người. Chúng là dây thần kinh thanh quản quặt ngược và nhánh ngoài của dây thần kinh trên. Việc mổ u tuyến giáp có thể khiến dây thần kinh thanh quản quặt ngược bị tổn thương. Gây ra tình trạng mất giọng, thay đổi âm sắc giọng nói hay khàn tiếng. Khi cả hai dây thần kinh thanh quản chịu tổn thương, bệnh nhân không chỉ mất giọng. Mà còn có thể gặp phải tình trạng: dễ sặc khi uống nước, khó thở hoặc suy hô hấp. Ngoài ra, tình trạng thay đổi giọng nói còn có thể do các nguyên nhân khác như: vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm, các cơ tổn thương hay cấu trúc vùng cổ khi phẫu thuật.
Vậy nên, để trả lời cho câu hỏi: “Mổ u tuyến giáp có kiêng nói không?” thì đáp án của chúng tôi là CÓ. Các bác sĩ chuyên khoa cho biết vùng cổ bệnh nhân sau khi phẫu thuật xong sẽ bị tổn thương nên còn đau và cứng. Do đó, những ngày đầu sau phẫu thuật tuyến giáp, người bệnh cần phải kiêng nói. Để tránh vùng cổ bị tác động và gây ảnh hưởng xấu tới vết mổ. Khi vết mổ có dấu hiệu lành lại trong những ngày tiếp theo, bệnh nhân có thể nói chuyện bình thường. Nhưng chỉ nên nói chậm và nhỏ.
3.2. Mổ u tuyến giáp cần kiêng nói trong bao lâu?
Bên cạnh câu hỏi: “Mổ u tuyến giáp có kiêng nói không?” thì thời gian phục hồi là bao lâu cũng được nhiều người quan tâm. Thời gian kiêng nói phụ thuộc rất lớn vào phương pháp mổ và tốc độ phục hồi sau phẫu thuật của bệnh nhân. Người bệnh mổ u tuyến giáp bằng cách thức nội soi thường sẽ kiêng nói ít hơn mổ hở. Vậy nên, tốc độ vết thương hồi phục cũng nhanh hơn.
Thêm vào đó, sau khi mổ, bệnh cần cần được kiểm tra thanh quản xem giọng nói có vấn đề bất thường không. Hoặc thanh quản có dấu hiệu bị tổn thương không. Những người bệnh gặp biến chứng thay đổi giọng nói hoặc mất giọng cần có phương pháp trị liệu riêng. Hay còn gọi là liệu pháp ngôn ngữ. Giọng nói dù có thể tự phục hồi sau một khoảng thời gian. Nhưng trong một số trường hợp, để lấy lại giọng nói cần nhờ sự can thiệp của phẫu thuật.
Xem thêm:
- Bệnh viện nào mổ u tuyến giáp tốt nhất? Tiêu chí cần cân nhắc
- Bị u tuyến giáp có nên mổ không? Biến chứng có thể xảy ra sau mổ
4. Một số lưu ý khác sau mổ u tuyến giáp
4.1. Chăm sóc vết mổ
- Không ngâm bồn, bơi lội hoặc tắm dưới vòi hoa sen cho tới khi vết thương lành hoàn toàn.
- Theo dõi vết mổ hàng ngày. Liên hệ ngay với bác sĩ khi phát hiện các dấu hiệu nhiễm trùng vết mổ như: sưng tấy, thâm tím. tiết dịch, chảy máu.
- Sử dụng kem dưỡng ẩm làm dịu da và để bớt cơn ngứa. Do khi vết mổ đóng vảy và lên da non có thể gây tình trạng ngứa ngáy.
4.2. Chế độ ăn uống
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, khoa học với đủ 4 nhóm dinh dưỡng: tinh bột, protein, lipid, vitamin và chất khoáng.
- Kiêng ăn các loại thức ăn khó tiêu, cứng.
4.3. Vận động và nghỉ ngơi
- Hạn chế vận động mạnh vùng cổ, ít nhất là sau 2 tuần.
- Đi lại nhẹ nhàng nhằm lưu thông khí huyết.
- Dành thời gian thư giãn, nghỉ ngơi.
4.4. Uống thuốc và tái khám
- Sử dụng thuốc bổ sung hormone tuyến giáp đều đặn mỗi ngày theo chỉ định của bác sĩ.
- Tái khám định kỳ để kiểm soát tình trạng bệnh.
5. Tạm kết
Trên đây là toàn bộ phân tích của chúng tôi giúp bạn giải đáp câu hỏi: “Mổ u tuyến giáp có cần kiêng nói không?”. Hy vọng rằng những thông tin trên phần nào giúp ích cho quá trình phục hồi bệnh của bạn. Đừng quên tiếp tục theo dõi chuyên mục Tuyến giáp của chúng tôi để đón chờ những bài viết khác nhé!