Chích trĩ có đau không? Những ai cần thực hiện chích trĩ

31/12/2023

Nguyệt Anh

Chích trĩ có đau không? Đây là câu hỏi được nhiều người bệnh quan tâm. Bài viết cung cấp thông tin về khái niệm, quá trình chích xơ búi trĩ.

Chích xơ búi trĩ là thủ thuật chữa bệnh trĩ tiên tiến không cần phẫu thuật. Vậy chích trĩ có đau không? Đây là vấn đề rất được người mắc bệnh trĩ quan tâm. Tham khảo ngay bài viết sau đây để có được câu trả lời chính xác nhất.

1. Chích xơ búi trĩ là gì?

Chích trĩ hoặc chích xơ búi trĩ là một phương pháp ngoại khoa thường được áp dụng trong quá trình điều trị bệnh trĩ. Đối với phương pháp này, bác sĩ sẽ sử dụng hóa chất để tiêm trực tiếp vào búi trĩ. Qua đó nhằm tạo áp lực và kết dính các tĩnh mạch lại với nhau. Kết quả là máu không thể lưu thông đến các tĩnh mạch này. Điều này khiến cho búi trĩ không nhận được dưỡng chất cần thiết để phát triển. Sau đó dần dần sẽ có xu hướng teo nhỏ và tự động rụng đi.

chích xơ búi trĩ

2. Đối tượng nào nên và không nên chích xơ búi trĩ?

Đây là một thủ thuật ngoại khoa được áp dụng phổ biến. Tuy nhiên thực tế, thủ thuật chỉ dành cho một số đối tượng nhất định như sau:

2.1 Đối tượng được chỉ định chích xơ búi trĩ

  • Trĩ nội độ 1 và độ 2
  • Phương pháp điều trị hàng đầu dành cho người mắc trĩ nội có hiện tượng rối loạn máu đông. Hoặc gặp vấn đề về suy giảm miễn dịch.

trĩ nội độ 1

2.2 Đối tượng chống chỉ định chích xơ búi trĩ

  • Bệnh nhân đang điều trị các bệnh lý ở đường ruột. Điển hình như viêm trực tràng và viêm đại tràng.
  • Người có các vấn đề sức khỏe đặc biệt. Như tiểu đường, bệnh bạch cầu và loạn sản tủy.
  • Phụ nữ đang mang thai.
  • Người đã thực hiện tiêm xơ búi trĩ từ 2 đến 3 lần nhưng không thấy kết quả. Hoặc phản ứng rất thấp.
  • Các trường hợp mắc các bệnh về hậu môn. Bao gồm: rò hậu môn, nứt kẽ hậu môn,…

Thực tế, bác sĩ cần thực hiện đánh giá cẩn thận về tình trạng sức khỏe và các điều kiện đặc biệt của bệnh nhân trước khi quyết định. Như vậy, phương pháp chích trĩ mới đạt được hiệu quả rõ rệt.

Xem thêm:

3. Quá trình thực hiện chích xơ búi trĩ

Thủ thuật chích xơ vào búi trĩ là một phương pháp xâm lấn tối thiểu. Các bước thực hiện của thủ thuật này khá đơn giản. Quy trình thực hiện bao gồm:

quy trình chích xơ búi trĩ

  • Trước khi thực hiện thủ thuật, bệnh nhân cần đi tiêu. Qua đó nhằm loại bỏ chất thải trong ruột kết và hậu môn.
  • Bác sĩ chuẩn bị 1 – 2ml chất làm xơ búi trĩ (như natri tetradecyl sulfate, polidocanol, phenol 5%, urea hydrochloride, quinine,…).
  • Người bệnh chú ý nằm nghiêng về phía bên trái.
  • Tiến hành khử trùng và gây tê vùng hậu môn.
  • Tiêm thuốc vào lớp niêm mạc của búi trĩ nội.
  • Rút kim tiêm ra khỏi búi trĩ. Đồng thời sử dụng bông gạc để ngừng chảy máu.
  • Sau khi tiêm khoảng 3 – 5 giờ, người bệnh có thể trở về nhà. Cũng như tiếp tục sinh hoạt bình thường sau 24 giờ.

Đây là quá trình thực hiện đơn giản và tiết kiệm thời gian. Do đó cho phép người bệnh nhanh chóng trở lại hoạt động bình thường sau khi tiêm.

4. Tiêm xơ búi trĩ có đau không? Có khỏi hoàn toàn không?

Khi tiến hành chích xơ vào búi trĩ, bác sĩ sẽ gây tê vùng hậu môn. Do đó sẽ giúp làm giảm đau hơn so với các phương pháp ngoại khoa khác. Thời gian tiêm rất ngắn nên thường không gây ra cơn đau kéo dài. Nếu có cảm nhận đau sau tiêm, người bệnh có thể hỏi ý kiến bác sĩ về việc sử dụng các loại thuốc giảm đau toàn thân.

hình ảnh tiêm xơ búi trĩ
Tiêm xơ vào búi trĩ thường được chỉ định cho các trường hợp trĩ nội ở độ 1 và độ 2. Với những trường hợp phản ứng tốt, phương pháp này có thể giúp giảm kích thước búi trĩ và điều trị bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, kết quả không đạt như mong đợi.
Ngoài ra, đã có trường hợp tái phát búi trĩ sau một thời gian ngắn. Do đó, sau khi chích trĩ, việc xây dựng chế độ dinh dưỡng và lối sống lành mạnh là rất quan trọng giúp giảm nguy cơ tái phát.

Xem thêm:

5. Ưu, nhược điểm của biện pháp chích xơ búi trĩ

Lưu ý những ưu, nhược điểm sau để cân nhắc và quyết định nên hay không nên lựa chọn phương pháp chích xơ búi trĩ:

5.1 Ưu điểm

  • Gây đau ít hơn so với các thủ thuật ngoại khoa khác.
  • Tỷ lệ gặp biến chứng thấp.
  • Chi phí điều trị hợp lý.
  • Thời gian thực hiện nhanh chóng.
  • Có thể rời khỏi cơ sở y tế sau vài tiếng. Đặc biệt là sinh hoạt lại bình thường sau 24 giờ.

chích trĩ ít gây đau đớn

5.2 Nhược điểm

  • Búi trĩ nội nằm bên trong ruột. Do đó, việc kiểm soát lượng thuốc tiêm sẽ trở nên khó khăn hơn.
  • Tỷ lệ tái phát cao hơn so với phẫu thuật.
  • Một số trường hợp không có phản ứng tích cực khi thực hiện tiêm xơ vào búi trĩ.

6. Phòng ngừa biến chứng của chích xơ búi trĩ

Hầu hết các biến chứng sau khi tiêm xơ vào búi trĩ thường phát sinh từ thói quen chăm sóc và sinh hoạt không đúng cách. Để giảm thiểu nguy cơ này, bạn nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau đây:

tuân thủ lịch tái khám trĩ

  • Nghỉ ngơi tối thiểu 3 – 5 giờ sau khi tiêm.
  • Hạn chế vận động và chỉ di chuyển nhẹ nhàng trong 24 giờ đầu tiên.
  • Trong trường hợp cảm thấy đau nhức ở vùng trực tràng, nên nghỉ ngơi trong 2 – 3 ngày. Như vậy sẽ giúp tránh các biến chứng có thể xảy ra.
  • Nếu gặp táo bón sau khi tiêm, tránh rặn khi đi tiêu. Bởi điều này có thể kích thích búi trĩ và gây chảy máu. Thay vào đó, nên sử dụng thuốc nhuận tràng theo chỉ định của bác sĩ. Qua đó giảm áp lực lên trực tràng – hậu môn.
  • Sử dụng khăn ẩm để vệ sinh khu vực hậu môn sau khi đi tiêu.
  • Bảo đảm vùng hậu môn thông thoáng và sạch sẽ để giảm nguy cơ nhiễm trùng.
  • Bổ sung nhiều nước, ăn rau xanh, trái cây và thức ăn lỏng. Điều này nhằm giảm nguy cơ táo bón.
  • Hạn chế quan hệ tình dục trong vòng 7 – 10 ngày sau khi tiêm xơ vào búi trĩ.
  • Tuân theo lịch tái khám theo hẹn của bác sĩ.
  • Nếu có bất kỳ triệu chứng nào lạ hoặc bất thường, đến ngay bệnh viện để được kiểm tra sớm nhất có thể.

6. Lời kết

Trong bài viết trên, Phòng khám Đa khoa Loukas đã giải đáp thắc mắc “Chích trĩ có đau không?” một cách chi tiết và chính xác nhất. Hy vọng với những thông tin trên, các bạn sẽ hiểu rõ hơn về thủ thuật chích xơ búi trĩ. Cùng đón đọc những bài viết bổ ích tiếp theo tại chuyên mục Trĩ.

5/5 - (5 votes)
* Website cung cấp nội dung thông tin tham khảo, hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng từng người.
ll-ic1 fthot-dlic1 Đặt lịch