U tuyến giáp ở trẻ em, bố mẹ không nên chủ quan

06/05/2024

loukas

U tuyến giáp có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào, kể cả trẻ em. Cùng Phòng khám Loukas tìm hiểu chi tiết trong bài viết nhé!

Các hormone tuyến giáp chơi một vai trò quan trọng như một chất điều hòa trong quá trình tăng trưởng. Nó giúp bảo vệ myelin trong hệ thần kinh, điều chỉnh trao đổi chất và các chức năng cơ thể. Đặc biệt với trẻ nhỏ là nhóm đang trải qua giai đoạn phát triển về cả thể chất và tinh thần. Bất kỳ sự bất thường nào trong chức năng của tuyến giáp đều có thể gây ra tác động lớn đối với sự phát triển của trẻ. Hãy cùng Phòng khám Loukas tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết dưới đây!

1. U tuyến giáp ở trẻ em

Về mặt hình thái, theo nghiên cứu, khoảng 2% trẻ có khối u tuyến giáp có thể sờ thấy được. Tỷ lệ ung thư tuyến giáp ở trẻ em dao động từ 20-50% tùy từng nghiên cứu. Con số này cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ 5-14% ở người trưởng thành. Một khi u tuyến giáp được phát hiện ở trẻ em thì tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Đó là khi khối u xâm lấn vỏ bao giáp và di căn hạch cao hơn nhiều so với người trưởng thành.

u tuyến giáp ở trẻ em

Đặc biệt, tỷ lệ mắc ung thư tuyến giáp càng cao ở những trẻ em có tiền sử gia đình mắc bệnh này. Ví dụ như với những em bé có tiền sử phơi nhiễm với chất phóng xạ. Hoặc có thể mắc các bệnh lý di truyền như hội chứng Down, đa polyp tính chất gia đình, hoặc đa u nội tiết (MEN2).

Nếu phát hiện và điều trị sớm thì tiên lượng của trẻ là rất tích cực. Trẻ hoàn toàn có thể phát triển bình thường. Bên cạnh đó là tham gia vào các hoạt động học tập và sinh hoạt hàng ngày với bạn bè đồng trang lứa.

Xem thêm:

2. Dấu hiệu ở trẻ em có gì?

Với trẻ em, các dấu hiệu đó có thể là:

  • Sưng hoặc khối u ở vùng cổ phía trước: Ở vùng cổ phía trước của trẻ có thể phát hiện một khối u hoặc sưng. Đây là một trong những dấu hiệu chính của u tuyến giáp ở trẻ em.
  • Đau ở vùng cổ phía trước: Hãy chú ý nếu trẻ cảm thấy đau hoặc không thoải mái ở vùng cổ phía trước. Có thể đây là một dấu hiệu đáng chú ý của u tuyến giáp ở trẻ.
  • Nổi hạch ở cổ: Trẻ có thể phát hiện có nổi hạch ở vùng cổ, bên trong hoặc bên ngoài. Hạch có thể cứng hoặc đau khi chạm.
  • Khó khăn khi nuốt: Nếu trẻ thấy khó khăn khi uống nước hoặc nuốt thức ăn thì có thể đây là một dấu hiệu khả nghi.
  • Khó thở: Một dấu hiệu đáng chú ý khác là khó thở. Thật ra khó thở là một hiến tượng không hiếm gặp với một số loại bệnh lý. Nếu trẻ gặp khó khăn trong việc thở hoặc cảm thấy ôm hơi khi vận động, đây có thể là một dấu hiệu đáng chú ý.
  • Thay đổi giọng nói: Trẻ có thể trải qua thay đổi trong giọng nói, như giọng hơi hàn hoặc khản giọng.

dấu hiệu bệnh tuyến giáp ở trẻ em

Tuy nhiên, các dấu hiệu này cũng có thể xuất hiện do các nguyên nhân khác, không nhất thiết phải là u tuyến giáp. Bố mẹ cũng cần hết sức lưu ý nếu có bất kỳ dấu hiệu nghi ngờ nào. Nếu có thì cần đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa để được khám và chẩn đoán chính xác.

3. Cường giáp và suy giáp là gì?

Đây là hai hiện tượng phổ biến liên quan đến tuyến giáp, bất kể người lớn hay trẻ em. Hãy cùng Phòng khám Loukas tìm hiểu kỹ hơn nhé!

3.1 Cường giáp là gì?

Cường giáp là hiện tượng tăng tiết hormone giáp T3 và T4 vào cơ thể thông qua hệ tuần hoàn. Việc này dẫn đến việc cơ thể hoạt động quá mức trong quá trình trao đổi chất. Các hormone T3 và T4 lan rộng khắp cơ thể qua máu, ảnh hưởng đến các cơ quan liên quan. Và  gây ra sự mất cân bằng trong việc điều hòa hằng định nội môi của cơ thể.

Cường giáp ở trẻ em có thể hiện ra qua những triệu chứng dễ gặp. Đó là gầy, sút cân, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, mất ngủ, và rối loạn kinh nguyệt,…

cường giáp

Để điều trị cường giáp ở trẻ em thường bắt đầu với phương pháp nội khoa. Nếu sau đó không có kết quả hoặc bệnh tái phát nhiều lần, hoặc trong một số trường hợp đặc biệt, có thể cần đến các phương pháp như điều trị iod phóng xạ hoặc phẫu thuật.

Bố mẹ cần hiểu biết đầy đủ về cường giáp ở trẻ em. Điều quan trọng là có thể phát hiện và điều trị bệnh kịp thời cho trẻ.

3.2 Suy giáp là gì?

Suy giáp là trạng thái mà tuyến giáp không sản xuất đủ hormone để duy trì hoạt động bình thường của cơ thể. Với trẻ nhỏ, suy giáp có thể bắt đầu từ lúc mới sinh hoặc phát triển sau đó trong thời kỳ thơ ấu.

Các biểu hiện của suy giáp ở trẻ em bao gồm tăng cân, da khô, phản ứng chậm chạp, tình trạng lơ đãng, và khả năng học hành không tốt. Việc bố mẹ hiểu rõ về suy giáp ở trẻ em là cực kỳ quan trọng. Mục đích là để có thể phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Từ đó ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển về thể chất, tinh thần, và trí tuệ của trẻ.

suy giáp ở trẻ

Xem thêm:

4. Vì sao u tuyến giáp ở trẻ em ít phổ biến hơn người lớn?

U tuyến giáp ở trẻ em xuất hiện ở độ tuổi dưới 18. Tuy không phổ biến như người lớn, điều này có thể được giải thích qua một số lý do sau:

  • Tuyến giáp của trẻ em chưa hoàn thiện: Cơ quan này đang trong giai đoạn phát triển và chưa hoàn thiện như người lớn. Điều này làm cho tổ chức tuyến giáp của trẻ ít dễ bị tổn thương và mắc các bệnh lý. Và tất nhiên là bao gồm cả u tuyến giáp.
  • Yếu tố di truyền: U tuyến giáp thường có yếu tố di truyền. Điều này thường xảy ra ở người lớn hơn. Tuy nhiên, trẻ em ít có khả năng kế thừa các yếu tố gen gây u tuyến giáp từ các thế hệ trước.
  • Tác động của môi trường: Một số yếu tố môi trường như hút thuốc, tiếp xúc với chất ô nhiễm, hoặc bị bức xạ từ các thủ tục y tế có thể góp phần vào sự phát triển của ung thư tuyến giáp ở người lớn. Tuy nhiên, trẻ em thường ít tiếp xúc với những yếu tố này. Do đó có thể giảm nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp.
  • Tăng trưởng nhanh chóng: Trẻ em đang trải qua giai đoạn phát triển nhanh chóng. Chúng không có nhiều thời gian để tuyến giáp phát triển bất thường và dẫn đến u.

suy giáp ở trẻ em

5. Lời kết

Trên đây là bài viết về u tuyến giáp ở trẻ em tại chuyên mục Tuyến giáp. Hi vọng bài viết đã cùng cấp cho quý bạn đọc những thông tin hữu ích. Hãy cùng đón đọc những bài viết liên quan tại cùng chuyên mục của Phòng khám Loukas nhé!

5/5 - (1 vote)
* Website cung cấp nội dung thông tin tham khảo, hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng từng người.
ll-ic1 fthot-dlic1 Đặt lịch