U nang buồng trứng là gì? Có tiến triển thành ung thư?

06/07/2024

Nga_content

Theo thống kê của Bộ Y tế, tỷ lệ mắc u nang buồng trứng ở phụ nữ Việt Nam dao động từ 15-20%. Đây là bệnh lý thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản từ 20 đến 40 tuổi. Phòng khám Đa khoa Loukas hy vọng qua bài viết này mang đến thông tin chuyên sâu hơn về bệnh lý này. Đồng thời cung cấp cho bạn kiến thức đầy đủ và giải đáp những thắc mắc thường gặp về căn bệnh phụ khoa phổ biến này.

1. U nang buồng trứng là gì?

U nang buồng trứng là những túi chứa đầy chất lỏng hình thành trong buồng trứng – cơ quan sinh sản nữ. Mặc dù đa phần u nang là lành tính và có thể tự biến mất, nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, chúng có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Thậm chí gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và khả năng sinh sản của phụ nữ.

2. Triệu chứng thường gặp

Điều đáng lo ngại là u nang buồng trứng thường không biểu hiện triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn đầu. Cũng vì lý do đó khiến nhiều chị em chủ quan và bỏ qua việc tầm soát. Một số dấu hiệu phổ biến có thể xuất hiện bao gồm:

  • Đau bụng dưới, nhất là vùng chậu
  • Đau khi quan hệ tình dục
  • Bụng chướng
  • Buồn nôn, nôn
  • Táo bón
  • Tiểu rắt
  • Thay đổi chu kỳ kinh nguyệt
  • Chảy máu âm đạo bất thường

3. Phân loại u nang buồng trứng

Dựa trên cấu trúc và đặc điểm hình thành, bệnh lý này được phân loại thành hai nhóm chính:

U nang chức năng: Hình thành do rối loạn quá trình rụng trứng và thường tự biến mất sau một hoặc hai chu kỳ kinh nguyệt. Loại phổ biến nhất là
→ U nang nang noãn – Cấu trúc chứa trứng trong buồng trứng của phụ nữ
→ U nang hoàng thể – Cấu trúc còn lại sau khi nang noãn rụng trứng.
U nang thực thể: Bao gồm nhiều loại như u nang bì, u nang nhầy, u nang dermoid,… Có thể lành tính hoặc ác tính, đòi hỏi chẩn đoán và điều trị kịp thời.

4. Nguy cơ của u nang buồng trứng

  • Vỡ u nang: Có thể gây ra đau bụng dữ dội, buồn nôn, nôn mửa. Thậm chí có thể dẫn đến chảy máu trong ổ bụng.
  • Xoắn u nang: Gây đau bụng đột ngột, dữ dội kèm theo buồn nôn, nôn. Tệ hơn có thể dẫn đến hoại tử nếu không được điều trị kịp thời.
  • Chèn ép các cơ quan lân cận: Có thể gây ra rối loạn chức năng của bàng quang, niệu quản và ruột,…
  • Ung thư buồng trứng: Mặc dù tỷ lệ thấp nhưng là biến chứng nguy hiểm nhất.

Kết luận:

U nang buồng trứng có thể tiến triển thành ung thư không? Câu trả lời là có, nhưng tỷ lệ này rất thấp. Khoảng 90% các u nang ở buồng trứng là lành tính và không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, đặc biệt là u nang thực thể, u nang có thể phát triển thành ung thư buồng trứng.

5. Chẩn đoán u nang buồng trứng

Để chẩn đoán u nang buồng trứng, bác sĩ sẽ thực hiện các bước chẩn đoán sau:

  1. Khám phụ khoa: Kiểm tra kích thước, vị trí và tính di động của buồng trứng.
  2. Siêu âm bụng: Đây được coi là phương pháp chẩn đoán hình ảnh chính xác. Kết quả siêu âm sẽ giúp phát hiện u nang, xác định kích thước, cấu trúc và vị trí.
  3. Xét nghiệm máu: Đo lường nồng độ hormone để phân biệt giữa u nang chức năng và u nang thực thể.
  4. Chụp MRI hoặc CT scan: Áp dụng trong trường hợp cần thiết để chẩn đoán chi tiết hơn.

6. Điều trị u nang buồng trứng

Lựa chọn phương pháp điều trị phụ thuộc vào loại u nang, kích thước, triệu chứng. Hơn hết, bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị chính xác.

  • Theo dõi: U nang chức năng nhỏ thường được theo dõi bằng siêu âm định kỳ để kiểm tra sự phát triển.
  • Thuốc: Một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc tránh thai hoặc thuốc giảm đau, có thể được sử dụng để điều trị u nang chức năng hoặc u nang thực thể nhỏ.
  • Phẫu thuật: Phẫu thuật nội soi hoặc mổ hở được áp dụng để loại bỏ u nang lớn, u nang gây biến chứng hoặc u nang nghi ngờ ung thư.

7. Làm cách nào để phòng ngừa bệnh lý này?

  • Duy trì cân nặng hợp lý: Thừa cân và béo phì có thể làm tăng nguy cơ mắc u nang buồng trứng.
  • Ăn uống lành mạnh & Tập thể dục thường xuyên: Giúp kiểm soát cân nặng và cải thiện sức khỏe tổng thể.

vitamin và khoáng chất

 

8. Chế độ dinh dưỡng hợp lý

  • Bổ sung thực phẩm giàu vitamin A, C, E: Giúp chống oxy hóa, bảo vệ tế bào và giảm nguy cơ ung thư.
  • Ăn nhiều rau xanh, trái cây: Cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
  • Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, đồ ngọt.
  • Giảm thiểu tiêu thụ rượu bia, thuốc lá: Ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe sinh sản và làm tăng nguy cơ ung thư.
thực phẩm chế biến sẵn

Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, đồ ngọt

9. Khám phụ khoa định kỳ

  • Ít nhất mỗi năm một lần để tầm soát u nang buồng trứng và các bệnh phụ khoa khác.
  • Khám sớm hơn nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường nào.

10. Lựa chọn địa chỉ uy tín

Phòng khám Đa khoa Loukas tự hào là cơ sở y tế uy tín, chuyên sâu trong lĩnh vực phụ khoa, đặc biệt là chẩn đoán và điều trị u nang buồng trứng. Nổi bật với đội ngũ bác sĩ nữ giàu kinh nghiệm, tâm huyết và thấu hiểu tâm lý phụ nữ, Phòng khám Đa khoa Loukas mang đến cho quý bệnh nhân dịch vụ y tế chất lượng cao, an toàn và hiệu quả, góp phần bảo vệ sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Liên hệ ngay với Loukas để được tư vấn miễn phí: 0936477799 – 1900 0202 nhé.

Đánh giá bài viết
* Website cung cấp nội dung thông tin tham khảo, hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng từng người.
ll-ic1 fthot-dlic1 Đặt lịch