Tìm hiểu về tầm quan trọng của nội soi trĩ trong quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh trĩ trong bài viết ngay sau đây.
Trĩ là bệnh lý phổ biến ở vùng trực tràng – hậu môn. Các búi trĩ có thể gây đau đớn và bất tiện cho người bệnh. Để điều trị trĩ, trước hết người bệnh phải thực hiện việc thăm khám. Nội soi trĩ là phương pháp hiệu quả giúp hỗ trợ chẩn đoán bệnh chính xác. Trong bài viết sau, Loukas sẽ cung cấp mọi thông tin cơ bản về nội soi trĩ mà có thể bạn chưa biết.
1. Tìm hiểu về bệnh trĩ
Bệnh trĩ là kết quả của việc tĩnh mạch trĩ bị giãn nở quá mức, gây sưng phình ở vùng xung quanh hậu môn. Đây được coi là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng chảy máu từ hậu môn. Nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời, bệnh trĩ có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Đồng thời mang lại đau đớn và bất tiện cho người bệnh.
Bệnh trĩ được chia thành hai loại chính, gồm có: trĩ nội và trĩ ngoại.
- Trĩ nội: Bệnh lý này xảy ra khi các búi trĩ hình thành bên trong ống hậu môn. Ở giai đoạn đầu của bệnh, bệnh nhân thường ít cảm nhận đau đớn và không thấy rõ búi trĩ. Chỉ khi bệnh trở nên nghiêm trọng hơn thì mới phát hiện được.
- Trĩ ngoại: Đây là tình trạng các búi trĩ hình thành bên ngoài ống hậu môn. Bệnh gây đau đớn cho bệnh nhân ngay từ giai đoạn ban đầu. Đồng thời, những búi trĩ này có thể được nhìn thấy dễ dàng bằng mắt.
2. Thế nào là nội soi bệnh trĩ?
Nội soi là một công nghệ y học tiên tiến. Phương pháp này dùng các thiết bị đặc biệt để quan sát bên trong các cơ quan cần kiểm tra. Trang thiết bị nội soi bao gồm ống nội soi với đầu camera và đèn chiếu sáng. Chúng được kết nối với tay nắm điều khiển, hệ thống dây truyền tín hiệu, bộ điều chỉnh và màn hình hiển thị.
Hiện nay, nội soi được sử dụng rộng rãi nhằm xác định tình trạng và mức độ của các búi trĩ. Thông qua đó, người ta có thể chụp hình ảnh bên trong hậu môn và trực tràng để xác định sự tồn tại của búi trĩ.Thực chất đây là phương pháp nội soi trực tràng. Tuy nhiên chỉ tập trung vào vùng hậu môn và phần ngoài của trực tràng. Trong quá trình thực hiện nội soi, bác sĩ chỉ cần sử dụng một ống nội soi dài khoảng 1cm để quan sát các vùng thường hình thành búi trĩ.
Xem thêm:
- Bệnh viện Trĩ Tâm An: Địa chỉ khám chữa bệnh trĩ hàng đầu
- Góc thắc mắc: Khám trĩ ở đâu Hà Nội an toàn, uy tín?
3. Khi nào bạn cần thực hiện nội soi trĩ?
Nếu bắt gặp các dấu hiệu sau đây thì bạn cần đến thăm khám ngay lập tức:
- Xuất hiện tình trạng sa búi trĩ khiến bạn có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
- Trong quá trình đi tiêu, có chảy máu. Bạn có thể nhận thấy máu trên giấy vệ sinh. Hoặc máu có thể chảy thành giọt nhỏ, tia. Máu sẽ chảy nhiều nếu bạn cố rặn mạnh.
- Thường xuyên cảm thấy ngứa, khó chịu hoặc đau rát ở vùng hậu môn.
4. Nội soi bệnh trĩ thực hiện như thế nào?
Trước khi tiến hành nội soi, bệnh nhân sẽ được bác sĩ tư vấn về quá trình này. Đồng thời giải thích một số điều cần lưu ý khi nội soi. Sau đó sẽ bắt đầu thực hiện quá trình nội soi trĩ như sau:
4.1 Bước 1: Chuẩn bị
- Bệnh nhân sẽ được làm sạch vùng hậu môn và trực tràng bằng thuốc xổ. Việc này nhằm mục đích loại bỏ chất thải. Đồng thời tạo điều kiện cho quá trình nội soi để quan sát rõ hơn. Cũng như đảm bảo vệ sinh cho các bác sĩ thực hiện nội soi.
- Chuẩn bị đầy đủ nhân lực và trang thiết bị cần thiết.
- Bệnh nhân thực hiện tư thế nằm ngửa hoặc nghiêng về bên trái. Tư thế nằm ngửa dễ thực hiện, thoải mái hơn. Còn tư thế nghiêng trái giúp dễ dàng dịch chuyển đèn qua khu vực nối giữa trực tràng và đại tràng sigma.
4.2 Bước 2: Thực hiện nội soi
- Đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra khu vực bên ngoài cơ vòng và phía trên đường lược hậu môn.
- Sau đó, sẽ tiến hành lắp và kiểm tra dụng cụ nội soi cẩn thận.
- Bôi trơn ống soi trước khi sử dụng.
- Bác sĩ sẽ đưa ống nội soi vào trực tràng thông qua hậu môn. Qua đó nhằm xác định vị trí của búi trĩ, tiến hành quan sát và đánh giá tình trạng của búi trĩ.
4.3 Bước 3: Đánh giá kết quả
- Dựa vào hình ảnh được quan sát từ bên trong trực tràng – hậu môn, bác sĩ sẽ kết luận tình trạng của bệnh trĩ.
- Sau đó, bác sĩ sẽ đề xuất phương pháp điều trị phù hợp nhất cho người bệnh.
Xem thêm:
- Giải đáp: Khám trĩ ở đâu Hà Nội uy tín, an toàn? Hỗ trợ tận tình
- Chữa bệnh trĩ ở bệnh viện nào tốt nhất Hà Nội? Mách địa chỉ uy tín
5. Những lưu ý khi thực hiện nội soi bệnh trĩ
Quá trình nội soi bệnh trĩ cũng tương tự như các phương pháp y học khác. Nó đòi hỏi sự tuân thủ các quy tắc để đạt kết quả chính xác và đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Dưới đây là những điều cần lưu ý cho người thực hiện nội soi bệnh trĩ:
- Nội soi bệnh trĩ được chỉ định cho những người có các dấu hiệu sau: Ra máu khi đi tiêu, đau nhức, ngứa hoặc có búi trĩ trỗi ra ở hậu môn.
- Không khuyến nghị thực hiện nội soi trĩ cho một số đối tượng sau: cao huyết áp, bệnh động mạch vành, người có hậu môn hẹp, đường ruột hẹp và dị dạng, thần kinh yếu, người cao tuổi có cơ thể suy yếu, phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc mang thai.
- Trước khi thực hiện nội soi, bệnh nhân cần ăn các loại thức ăn lỏng, dễ tiêu hoá vào ngày trước.
- Trong quá trình nội soi, nếu bệnh nhân cảm thấy đau hoặc có bất kỳ biểu hiện nào không bình thường, họ nên thông báo ngay cho bác sĩ để dừng lại và kiểm tra ngay. Tránh gây tổn thương hoặc rủi ro không mong muốn.
- Sau khi hoàn tất nội soi, bệnh nhân có thể cảm thấy hơi khó chịu và rát ở vùng hậu môn. Những triệu chứng này thường sẽ biến mất sau một thời gian. Tuy nhiên, nếu có triệu chứng nặng và kéo dài. Hoặc chảy máu từ hậu môn ngày càng nhiều thì hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được điều trị kịp thời.
6. Lời kết
Qua bài viết trên, Loukas hy vọng đã giúp các bạn hiểu rõ về tầm quan trọng của nội soi trĩ trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh trĩ. Cùng đón đọc những bài viết bổ ích tiếp theo tại chuyên mục Trĩ.