Trào ngược dạ dày thực quản – Nỗi ám ảnh dai dẳng của bao người với những cơn ợ nóng, ợ chua, nghẹn đắng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống. Hơn hết, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát và cải thiện tình trạng này. Vậy, thực phẩm nào sẽ giúp bạn “đánh bay” trào ngược dạ dày hiệu quả?
Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn danh sách thực phẩm nên ăn và nên kiêng – Bí quyết Ăn ngon, tiêu hóa tốt cho người bị trào ngược dạ dày thực quản.
Trào ngược dạ dày là gì?
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản hay còn được gọi là trào ngược axit hoặc ợ nóng, là tình trạng dịch dạ dày có tính axit trào ngược lên thực quản, gây ra các triệu chứng khó chịu như:
- Ợ nóng: Cảm giác nóng rát, lan từ ngực lên cổ họng, có thể kèm theo vị chua đắng trong miệng.
- Đau tức ngực: Cảm giác nặng nề, chèn ép ở ngực, thường xuất hiện sau khi ăn hoặc khi nằm ngửa.
- Khó nuốt: Cảm giác nghẹn, vướng khi nuốt thức ăn hoặc nước bọt.
- Ho khan: Kích ứng do axit dạ dày trào ngược lên cổ họng, dẫn đến ho khan, đặc biệt vào ban đêm.
- Buồn nôn, nôn: Nặng hơn, có thể dẫn đến viêm loét thực quản.
Có thể nói, dạ dày là bộ phận đảm nhiệm vai trò tiêu hóa thức ăn bằng dịch vị chứa axit hydrochloric (HCl) mạnh mẽ. Axit này kích hoạt enzyme pepsin, phân giải protein. Tuy nhiên, bản thân dạ dày được bảo vệ bởi lớp niêm mạc kiên cố, ngăn chặn axit và enzym “ăn mòn” chính nó. Ngược lại, các cơ quan khác lại thiếu lớp bảo vệ này, dễ bị tổn thương, viêm loét… thậm chí ung thư khi tiếp xúc với dịch dạ dày.
Phương pháp chẩn đoán bệnh
- Dựa vào triệu chứng lâm sàng: Ợ nóng, ợ chua, đau tức ngực, khó nuốt…
- Nội soi dạ dày thực quản: Quan sát trực tiếp niêm mạc thực quản để phát hiện tổn thương.
- Theo dõi pH thực quản: Đo lường độ axit trong thực quản trong 24 giờ.
- Chụp X-quang thực quản: Phát hiện bất thường về cấu trúc thực quản.
1. Thực phẩm nào bệnh trào ngược dạ dày nên “kết thân”?
– Thực phẩm giàu chất xơ: Giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru, giảm nguy cơ táo bón – Nguyên nhân khiến trào ngược dạ dày thêm trầm trọng. Ưu tiên: rau xanh như bó xôi, bông cải xanh, măng tây…; trái cây như chuối, lê, táo…; và ngũ cốc nguyên hạt như yến mạch, gạo lứt…
– Thực phẩm ít béo: Giảm áp lực lên dạ dày, thúc đẩy tiêu hóa. Lựa chọn: thịt nạc như ức gà, cá hồi…; các loại đậu như đậu lăng, đậu xanh…; lòng trắng trứng.
– Thực phẩm có tính kiềm: Trung hòa axit dạ dày, giảm ợ nóng. Nên ăn: sữa chua, chuối, khoai tây, bông cải xanh,…
– Gừng: Kích thích hệ tiêu hóa, giảm buồn nôn, ợ nóng. Thêm gừng vào món ăn hoặc pha trà gừng ấm để sử dụng.
2. Thực phẩm nào bệnh trào ngược dạ dày cần tránh xa ngay lập tức?
– Thực phẩm nhiều dầu mỡ: Gây khó tiêu, trào ngược axit. Tránh xa: đồ chiên rán, thức ăn nhanh, bánh ngọt,…
– Thực phẩm cay nóng: Kích thích dạ dày, làm nặng thêm các triệu chứng. Hạn chế: ớt, tiêu, tỏi,…
– Đồ uống có ga: Tăng axit dạ dày, gây đầy hơi, ợ nóng. Bỏ ngay: nước ngọt, bia, rượu,…
– Sô cô la: Chứa chất béo và caffeine, ảnh hưởng tiêu hóa. Thay thế bằng trái cây sấy khô hoặc socola đen ít béo.
– Thực phẩm chứa nhiều axit: Kích thích dạ dày, gây ợ nóng. Hạn chế: cam, quýt, chanh, cà chua,…
3. Bí quyết “ăn ngon – sống khỏe”
Đẩy lùi bệnh trào ngược dạ dày không khó nếu bạn kết hợp chế độ ăn uống khoa học, lối sống lành mạnh và tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Chia nhỏ bữa ăn thành 5-6 bữa mỗi ngày, thay vì 3 bữa chính.
- Ăn chậm, nhai kỹ để thức ăn được tiêu hóa tốt hơn.
- Tránh ăn quá no, đặc biệt là trước khi đi ngủ.
- Hạn chế ăn khuya.
- Tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa.
- Duy trì cân nặng hợp lý.
- Không hút thuốc lá.
- Ngủ đủ giấc và kiểm soát căng thẳng.
Với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa dày dặn kinh nghiệm, Phòng khám Đa khoa Loukas cung cấp dịch vụ khám, chẩn đoán và hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày thực quản hiệu quả. Hãy liên hệ ngay với Phòng khám Đa khoa Loukas để được tư vấn miễn phí nhé!
*Tham khảo thêm các gói khám sức khỏe tại đây.