Điều trị cường giáp bằng thuốc hay phẫu thuật? Nào hiệu quả hơn?

19/08/2024

Nga_content

Việc lựa chọn điều trị cường giáp giữa dùng thuốc và phẫu thuật là nỗi băn khoăn của nhiều người. Phương pháp nào sẽ hiệu quả và tối ưu nhất? Trong bài viết dưới đây, Loukas sẽ cung cấp cho bạn những thông tin về các phương pháp điều trị.  Đồng thời đưa ra những ưu điểm và hạn chế của từng loại phương pháp.

Cường giáp là gì?

Cường giáp là tình trạng tuyến giáp hoạt động quá mức, dẫn đến việc sản xuất hormone giáp vượt quá nhu cầu của cơ thể. Điều này khiến cơ thể xuất hiện các triệu chứng như sụt cân không kiểm soát, rối loạn nhịp tim, hay lo âu, tay run và nhiệt độ lúc nào cũng nóng bừng. Cường giáp hình thành có thể do nhiều nguyên nhân. Trong đó phổ biến nhất là bệnh Basedow, u tuyến giáp hoặc viêm tuyến giáp.

Điều trị cường giáp bằng thuốc hay phẫu thuật? Nào hiệu quả hơn?

Vậy cường giáp có chữa khỏi được không?

Câu trả lời là CÓ. Bệnh cường giáp hoàn toàn có thể chữa khỏi và kiểm soát hiệu quả với các phương pháp hiện đại. Tuy nhiên, việc chữa khỏi hay không còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, mức độ nghiêm trọng và phản ứng của cơ thể đối với các phương pháp điều trị.

Các phương pháp điều trị cường giáp

Không nên tự ý điều trị cường giáp nếu chưa có sự chỉ định bác sĩ. Việc điều trị cần phải được thực hiện dưới sự giám sát của các bác sĩ chuyên khoa. Thông thường, cường giáp sẽ được điều trị bằng những phương pháp:

Sử dụng thuốc kháng giáp

Đây là phương pháp được đánh giá là mang đến hiệu quả nhanh, ít xâm lấn. Đặc biệt chi phí cũng dễ chịu nhất khi mang ra so sánh với những phương pháp khác. Bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc như methimazole và propylthiouracil. Những loại thuốc này sẽ giúp kiểm soát các triệu chứng và giảm mức hormone giáp trong cơ thể. Nhược điểm là người bệnh cần kiên trì dùng thuốc trong thời gian dài để ngăn ngừa bệnh tái phát.

Điều trị cường giáp bằng thuốc hay phẫu thuật? Nào hiệu quả hơn?

Liệu pháp I-ốt phóng xạ (RAI)

Đây là phương pháp phổ biến để điều trị cường giáp, đặc biệt là bệnh Basedow. I-ốt phóng xạ được nuốt vào cơ thể. Sau đó, chúng sẽ di chuyển đến tuyến giáp để tiêu diệt các tế bào sản xuất hormone dư thừa. Đây tuy được xem là phương pháp hiệu quả và ít gây ra biến chứng. Nhưng trong thời gian đầu điều trị, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ như khô miệng, khó nuốt. Ngoài ra, phụ nữ mang thai và cho con bú không nên sử dụng phương pháp này.

Phẫu thuật điều trị cường giáp

Khi thuốc và liệu pháp RAI không hiệu quả, phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp có thể được chỉ định. Phương pháp này giúp loại bỏ nguồn gốc sản xuất hormone dư thừa. Thế nhưng cần cân nhắc kỹ lưỡng vì có thể gây ra rủi ro và tác dụng phụ như chảy máu, tổn thương dây thanh quản, suy giáp sau mổ.

Điều trị cường giáp bằng thuốc hay phẫu thuật? Nào hiệu quả hơn?

Uống thuốc và phẫu thuật – Phương pháp nào điều trị hiệu quả?

Mỗi bệnh nhân cường giáp đều có những đặc điểm riêng biệt. Do đó không có phương pháp điều trị nào được coi là “phù hợp với tất cả”. Việc lựa chọn điều trị cường giáp bằng thuốc hay phẫu thuật còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
– Nguyên nhân gây bệnh.
– Mức độ nghiêm trọng của bệnh.
– Tuổi tác cao, sức đề kháng yếu.
– Những người mắc bệnh nền.

Vì thế, bác sĩ sẽ là người đưa ra quyết định cuối cùng dựa trên đánh giá toàn diện tình trạng sức khỏe của bạn. Thông thường, điều trị bằng thuốc sẽ được xem xét ưu tiên ở giai đoạn đầu của bệnh. Nếu thuốc không mang lại hiệu quả hoặc bệnh nhân có các biến chứng nghiêm trọng, phẫu thuật hoặc liệu pháp iốt phóng xạ sẽ được cân nhắc.

Đốt sóng cao tần RFA điều trị được cường giáp không?

Đốt sóng cao tần RFA được biết đến là phương pháp hiện đại và hiệu quả trong việc điều trị các bệnh lý về u tuyến giáp. Vì thế, hiển nhiên phương pháp này trở thành “ngôi sao sáng” khi được nhiều chuyên gia và khách hàng ưu tiên lựa chọn. Để tiêu diệt các mô bất thường, kỹ thuật này sử dụng sóng radio thông qua đầu kim đốt, tiếp cận khối u với nhiệt độ trung bình 60 – 100 độ C để “nướng chín” mô bệnh, giúp khôi u thu nhỏ nhanh chóng.

Tuy nhiên, không phải u tuyến giáp nào RFA cũng đáp ứng. Thực tế, RFA thường được sử dụng trong điều trị u tuyến giáp, đặc biệt là u giáp lành tính. Trong trường hợp này, RFA không phải là phương pháp chính trong điều trị cường giáp.

Mặt khác, kỹ thuật này thực sự hữu ích với những bệnh nhân có u tuyến giáp lớn gây cường giáp, hoặc khi các phương pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả mong muốn.
– U tuyến giáp độc độc
– Cường giáp đa nhân
– Cường giáp tái phát sau khi điều trị bằng thuốc

Kết luận:

Không có câu trả lời chính xác cho việc sử dụng thuốc hay phẫu thuật sẽ hiệu quả hơn. Bởi việc lựa chọn phương pháp điều trị cường giáp còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như Loukas đã nêu trên. Do đó, để biết cơ thể và tình trạng bệnh của bạn đáp ứng với phương pháp nào, hãy đến đến ngay Loukas để được thăm khám và tư vấn với bác sĩ chuyên khoa của chúng tôi. Có trong tay kết quả sau cùng, bác sĩ Loukas sẽ giải thích tường tận cho bạn hiểu và đưa ra phác đồ hỗ trợ điều trị phù hợp nhất.

Tại Phòng Khám Đa Khoa Loukas, chúng tôi cung cấp dịch vụ tầm soát ung thư tuyến giáp toàn diện. Với đội ngũ bác sĩ giỏi cùng trang thiết bị tối tân, giúp phát hiện sớm các vấn đề về tuyến giáp trước khi chúng trở nên nghiêm trọng, bằng cách thông qua các xét nghiệm và loạt kiểm tra chuyên sâu. Liên hệ ngay với Loukas để được hỗ trợ bạn nhé!

Đánh giá bài viết
* Website cung cấp nội dung thông tin tham khảo, hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng từng người.
ll-ic1 fthot-dlic1 Đặt lịch