Những dấu hiệu trĩ nội thường thấy nhất và biến chứng có thể gặp

23/10/2023

Hằng Đàm

Những dấu hiệu trĩ nội chuẩn xác nhất và những thông tin liên quan đến bệnh lý. Bao gồm: khái niệm, biến chứng, nguyên nhân…

Là căn bệnh xảy ra ở hậu môn – trực tràng, bệnh trĩ nội bị gây ra bởi sự giãn nở các đám rối tĩnh mạch trĩ trong. Dù có thể chữa trĩ được nhưng căn bệnh khiến nhiều người cảm thấy e ngại nên không thăm khám sớm. Dẫn đến việc điều trị bệnh trở nên chậm trễ và khó khăn hơn. Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu về dấu hiệu trĩ nội và những thông tin liên quan.

1. Trĩ nội là gì?

Trĩ nội là một trong số hai loại trĩ phổ biến nhất, bên cạnh trĩ ngoại. Nó chiếm khoảng 80% tổng số các trường hợp trĩ. Búi trĩ nội không thể nhìn thấy hoặc sờ từ bên ngoài vì nó nằm bên trong ống hậu môn. Vì nằm ẩn bên trong trực tràng nên bệnh trĩ nội thường khó chẩn đoán hơn bệnh trĩ ngoại. Đặc biệt là ở nam giới, do cơ sàn chậu chắc nên người bệnh chỉ khi khám hoặc xuất hiện biến chứng chảy máu mới chẩn đoán được bệnh.
Trĩ nội được chia thành 4 cấp độ, dựa trên tình trạng sa búi trĩ bên ngoài hậu môn.

  • Trĩ nội độ 1: Búi trĩ nằm hoàn toàn bên trong ống hậu môn, không thể sờ hoặc nhìn thấy từ bên ngoài.
  • Trĩ nội độ 2: Khi đi đại tiện, búi trĩ sẽ sa ra ngoài hậu môn sau đó tự co lại vào trong.
  • Trĩ nội độ 3: Búi trĩ sa ra ngoài hậu môn khi đi đại tiện và cần dùng lực đẩy của tay mới có thể thụt vào trong.
  • Trĩ nội độ 4: Búi trĩ nội sa ra ngoài hậu môn và không có khả năng trở vào trong.

các cấp độ của bệnh trĩ nội

2. Dấu hiệu trĩ nội điển hình

Trĩ nội dù không gây đau đớn nghiêm trọng như bệnh trĩ ngoại. Nhưng thay vào đó, dấu hiệu trĩ nội sẽ rõ ràng và điển hình hơn, cụ thể là những dấu hiệu mà Phòng khám Loukas liệt kê sau đây:

  • Hậu môn tăng tiết dịch nhầy.
  • Ngay cả khi búi trĩ gây chảy máu hậu môn thì người bệnh cũng chưa bị đau ngay. Khi đi đại tiện, búi trĩ và ống hậu môn có thể bị xước, ngứa ngáy và viêm nhiễm. Trong trường hợp bệnh nhân rặn mạnh. Ở những bệnh nhân có nhiều dịch nhầy hậu môn chứng tỏ tình trạng này đã trầm trọng hơn.
  • Bệnh nhân luôn trong trạng thái chưa thấy phân đi hết ra ngoài.

Khi bệnh chuyển biến nặng hơn, búi trĩ nội có thể sa một phần ra ngoài hậu môn. Nhất là lúc người bệnh rặn mạnh khi đi đại tiện. Với các đặc điểm bao gồm:

  • Kích thước búi trĩ khoảng bằng hạt đỗ.
  • Búi trĩ mềm, giống màu da hoặc có màu hồng đỏ.
  • Một vài trường hợp, người bệnh sẽ có nhiều hơn 1 búi trĩ. Đồng thời cảm giác nổi u cục và ngứa xung quanh ngoài hậu môn.

3. Nguyên nhân mắc bệnh trĩ nội

  • Táo bón: Táo bón khiến bệnh nhân khi đi đại tiện phải rặn nhiều. Khiến cho đám rối tĩnh mạch trĩ bị tăng áp lực.
  • Căng thẳng: Căng thẳng cũng là một lý do khiến người bệnh mắc bệnh trĩ nội.
  • Mang thai, sinh đẻ: Tử cung người phụ nữ to hơn khi mang thai. Gây ra chèn ép lên các đám rối tĩnh mạch trĩ, làm giãn tĩnh mạch. Các đám rối tĩnh mạch trĩ thường không thể quay trở lại trạng thái ban đầu sau sinh.
  • Thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh: đứng lâu, ngồi lâu, bê vác vật nặng,…

chàng trai bê vác vật nặng

4. Biến chứng của bệnh trĩ nội

  • Nứt kẽ hậu môn: Khi búi trĩ nội lớn, hậu môn sẽ bị nứt hay rách. Khiến bệnh nhân vô cùng đau đớn, khả năng nhiễm trùng búi trĩ cũng gia tăng.
  • Nhiễm khuẩn búi trĩ: Búi trĩ lớn, cọ sát vào quần áo sẽ dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn như: viêm khe búi trĩ, viêm rìa hậu môn, viêm nhú búi trĩ, viêm toàn búi trĩ,…
  • Sa nghẹt hậu môn: Khi búi trĩ có kích thước lớn, chúng sẽ khiến cho ống hậu môn bị bít tắc một phần hoặc toàn bộ. Dẫn đến tình trạng khó khăn khi đi đại tiện. Nếu không được xử lý kịp thời, có thể dẫn đến các biến chứng: lở loét, viêm nhiễm, hoại tử búi trĩ,…
  • Hoại tử búi trĩ: Nếu không được xử lý kịp thời và đúng cách, tình trạng hoại tử sẽ lan rộng ra khắp hậu môn.
  • Nhiễm trùng máu: Vì khó điều trị nên biến chứng này rất nguy hiểm tới tính mạng của người bệnh.
  • Ung thư trực tràng: Đây được coi là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh trĩ nội. Bởi tình trạng viêm nhiễm lâu ngày khiến các vi khuẩn ăn sâu vào bên trong trực tràng. Dẫn tới các khối ung thư đại trực tràng, ung thư ruột kết hình thành.

Ngoài những biến chứng trên, người mắc bệnh trĩ nội còn có thể gặp phải một số biến chứng như:

  • Cơ thắt yếu không giữ được phân và hơi, rối loạn chức năng cơ thắt.
  • Búi trĩ vỡ.
  • Rò quanh hậu môn, viêm hốc, viêm ngứa hậu môn – trực tràng.
  • Nhiễm khuẩn máu hoặc tắc nghẽn mạch khi huyết khối di chuyển lên mạc treo.

5. Phương pháp điều trị bệnh trĩ nội

5.1. Điều trị nội khoa

Phương pháp điều trị này sẽ được chỉ định đối với các trường hợp bệnh trĩ nội nhẹ. Với các cách thức điều trị bao gồm:

  • Sử dụng thuốc chống viêm, giảm đau nhằm giảm sưng, đau và ngứa hậu môn.
  • Sử dụng thuốc nhuận tràng giúp làm mềm phân để việc đi đại tiện trở nên dễ dàng hơn.
  • Sử dụng thuốc co búi trĩ giúp giảm tình trạng sa búi trĩ và giúp co búi trĩ.

5.2. Điều trị ngoại khoa

Đối với những trường hợp bệnh không đáp ứng điều trị nội khoa, các y bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân điều trị ngoại khoa. Với các phương pháp bao gồm:

  • Cắt búi trĩ giúp loại bỏ búi trĩ.
  • Tiêm xơ búi trĩ bằng cách tiêm chất cơ để làm teo búi trĩ.
  • Cắt búi trĩ bằng laser: Dùng tia laser để loại bỏ búi trĩ.

trĩ nội và các phương pháp chữa bệnh

6. Cách phòng ngừa bệnh trĩ nội

  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh: ăn nhiều trái cây, rau xanh, uống nhiều nước để việc đi đại tiện dễ dàng hơn.
  • Tập thể dục thường xuyên để giảm thiểu tình trạng táo bón.
  • Giảm thiểu tình trạng đứng lâu, ngồi lâu và nâng vật nặng.
  • Lau chùi vùng hậu môn sạch sẽ mỗi ngày.

cô gái rót nước vào cốc

7. Tạm kết

Mong rằng thông qua bài viết trên, bạn đã có cái nhìn rõ nét hơn về bệnh trĩ nội. Đặc biệt là những dấu hiệu trĩ nội điển hình và phổ biến. Từ đó, biết cách phòng và chữa bệnh hiệu quả. Nếu thấy những thông tin trên là bổ ích, hãy tiếp tục theo dõi những bài viết mới của chúng tôi tại chuyên mục Kiến thức bệnh học.

5/5 - (5 votes)
* Website cung cấp nội dung thông tin tham khảo, hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng từng người.
ll-ic1 fthot-dlic1 Đặt lịch