Cườm khô và cườm nước là hai bệnh lý mắt phổ biến nhưng thường bị nhầm lẫn. Cườm khô chuyển biến bệnh lý chậm nhưng lại dẫn đầu về nguyên nhân gây mù lòa vĩnh viễn. Do đó, hiểu rõ sự khác biệt giữa chúng không chỉ giúp bảo vệ thị lực mà còn đảm bảo việc điều trị kịp thời và hiệu quả.
Định nghĩa cườm khô và cườm nước
Cườm khô (cataract) hay đục thủy tinh thể là tình trạng thủy tinh thể trong mắt trở nên mờ đục, khiến ánh sáng khó đi qua. 99% nguyên nhân gây đục thuỷ tinh thể là do lão hóa. Ngoài ra còn có thể do chấn thương mắt, di truyền, chấn thương, tiếp xúc nhiều với tia UV,…
Cườm nước (glaucoma) hay tăng nhãn áp, là bệnh lý gây tăng áp lực trong mắt, dẫn đến tổn thương dây thần kinh thị giác. Nguyên nhân gây cườm nước là do sự tắc nghẽn hệ thống thoát dịch trong mắt, khiến áp lực dồn lên dây thần kinh thị giác, gây tổn thương. Một số nguyên nhân khác đến từ di truyền, chấn thương mắt hoặc các bệnh lý khác như tiểu đường, cao huyết áp, tim mạch, chấn thương và nhiễm trùng mắt,….
Sự khác biệt chính giữa cườm khô và cườm nước
Cườm khô và cườm nước khác nhau về triệu chứng, tiến triển và tác động lên thị lực. Cụ thể:
- Cườm khô gây mờ mắt từ từ, ảnh hưởng đến chất lượng nhìn nhưng ít khi đau. Tốc độ tiến triển bệnh của cườm khô thường chậm. Người bị cườm khô thường cảm thấy mờ mắt, nhìn đôi, hoặc cảm giác như có màng trước mắt.
- Cườm nước gây cảm giác nhìn mờ dần, đặc biệt là ở tầm nhìn xa hoặc khi thiếu sáng, khiến người bệnh mất dần tầm nhìn ngoại vi, thu hẹp dần trường nhìn. Đặc biệt kèm theo triệu chứng đau mắt, nhức đầu và mất thị lực đột ngột nếu không được điều trị. Bệnh tình tiến triển nhanh và có thể dẫn đến mù lòa nhanh chóng.
Cườm khô cũng nguy hiểm không kém nếu không điều trị kịp thời
Cườm nước mặc dù bệnh lý tiến triển nhanh, nguy hiểm hơn do khả năng gây mù lòa nhanh chóng nếu không phát hiện và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, cườm khô cũng không nên bị coi nhẹ vì nếu để lâu, hậu quả cũng rất nghiêm trọng.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khoảng 65,2 triệu người trên thế giới bị mù lòa hoặc suy giảm thị lực do cườm khô. Do cườm khô tiến triển từ từ, thường không gây đau, khiến người bệnh dễ bỏ qua và không điều trị sớm. Tuy nhiên, ở Đông Nam Á, 50% nguyên nhân gây mù lòa đến từ bệnh đục thuỷ tinh thể (cườm khô).
Do đó, dù không đe dọa tính mạng, cườm khô gây suy giảm thị lực nghiêm trọng, làm hạn chế các hoạt động hàng ngày thậm chí mất thị lực vĩnh viễn nếu chủ quan và không điều trị kịp thời.
Đục thuỷ tinh thể có thể điều trị bằng cách nào?
Ở giai đoạn đầu, cườm khô có thể được quản lý bằng các phương pháp không phẫu thuật như:
- Sử dụng kính mắt phù hợp như kính lão hoặc kính đa tròng, có thể giúp cải thiện thị lực.
- Thuốc nhỏ mắt làm giảm triệu chứng.
- Ăn uống lành mạnh và tránh tiếp xúc với ánh sáng mạnh, tia UV,…
Tuy nhiên khi tình trạng nặng hơn, bệnh nhân sẽ được các bác sĩ chỉ định thực hiện các loại phẫu thuật điều trị đục thủy tinh thể. Tiêu biểu và nhẹ nhàng nhất hiện tại và phương pháp mổ mắt Phaco. Quá trình này diễn ra nhanh chóng và an toàn với tỷ lệ thành công cao. Hầu hết bệnh nhân có thể khôi phục thị lực ngay lập tức.
Tại Loukas, toàn bộ quy trình thực hiện Phaco chỉ từ 5 – 10 phút. Các bác sĩ sẽ sử dụng năng lượng sóng âm để làm vỡ tinh thể bị đục và hút sạch qua vết mổ siêu nhỏ (2 – 3mm). Bệnh nhân sau đó chỉ cần theo dõi tại chỗ trong khoảng 30 phút là có thể về nhà. Với hệ thống và trang thiết bị hiện đại, đội ngũ bác sĩ tay nghề cao chúng tôi tự tin sẽ giúp cho quá trình quá trình điều trị cườm khô của bệnh nhân diễn ra nhanh chóng và an toàn.
Hơn 50.000 khách hàng đã điều trị đục thủy tinh thể bằng Phaco thành công đã khôi phục thị lực nhanh chóng. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hoăc cần đặt lịch thăm khám, điều trị cườm khô cho đôi mắt của mình hoặc người thân, hãy gọi ngay qua hotline của phòng khám 1900 0202 để được hỗ trợ sớm nhất!