Bệnh trĩ ở trẻ em do đâu? Cách điều trị bệnh hiệu quả

25/10/2023

loukas

Bệnh trĩ ở trẻ em là từ đâu? Lý giải nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ ở trẻ em và phương pháp điều trị bệnh an toàn.

Bệnh trĩ ở trẻ em xuất phát do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, nhiều người cảm thấy bất ngờ với hiện thực này. Vậy nên, trong bài viết dưới đây, Phòng khám Loukas sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về tình trạng bệnh trĩ ở trẻ em. Từ đó biết cách điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả đối với trẻ.

1. Bệnh trĩ ở trẻ em là gì?

Tình trạng các tĩnh mạch trong hậu môn hoặc trực tràng bị giãn quá mức rồi sưng lên được gọi là bệnh trĩ. Dù bệnh không quá nghiêm trọng nhưng bệnh nhân sẽ cảm thấy khó chịu trong sinh hoạt hằng ngày. Bệnh trĩ xảy ra phổ biến ở người lớn. Tuy nhiên, khả năng bệnh xuất hiện ở trẻ em, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vẫn tồn tại. Nguyên nhân chủ yếu do tình trạng táo bón kéo dài.
Trẻ em cũng có thể mắc phải 3 loại trĩ sau, tương tự như người lớn:

  • Trĩ nội: Búi trĩ khó có thể quan sát thấy do nằm bên trong ống hậu môn. Ban đầu, trẻ em sẽ đi ngoài ra máu và cảm thấy đau rát ở hậu môn. Khi phát triển đến giai đoạn nặng, búi trĩ sẽ sa ra ngoài.
  • Trĩ ngoại: Búi trĩ hình thành bên ngoài, xung quanh hậu môn, có thể sờ và dễ dàng nhìn thấy.
  • Trĩ hỗn hợp: Tình trạng trĩ nội và trĩ nội xuất hiện đồng thời, gây ra những triệu chứng vô cùng nghiêm trọng.

bé trai đi vệ sinh

2. Nguyên nhân gây bệnh trĩ ở trẻ em

Dưới đây là một số nguyên nhân gây bệnh trĩ ở trẻ em phổ biến nhất mà Phòng khám Loukas muốn giới thiệu đến bạn:

  • Thường xuyên ngồi trên bề mặt cứng.
  • Ngồi bô quá lâu (thường là hơn 10 phút, khiến máu tích tụ và dồn lại ở vùng xương chậu).
  • Cố rặn khi đi đại tiện.
  • Chế độ ăn uống không lành mạnh, thiếu chất xơ.
  • Nạp không đủ nước 1 ngày dẫn đến tình trạng táo bón.
  • Thường xuyên quấy khóc dữ dội cũng là một nguyên nhân. Bởi khi đó, máu sẽ bị đẩy dồn xuống phía xương chậu, khiến tăng áp lực lên bụng từ bên trong. Dẫn đến máu ứ đọng trong khu vực trực tràng.
  • Di truyền từ bố/ mẹ: Điều này có thể phát hiện ngay trong tuần đầu tiên khi trẻ sinh ra. Khi khóc hoặc khi đi đại tiện, những nốt trĩ sẽ thò ra ngoài khiến trẻ em cảm thấy khó chịu.
  • Viêm ruột.
  • Thường xuyên nằm hoặc ngồi, ít vận động.

3. Triệu chứng của bệnh trĩ ở trẻ em

Nếu bạn phát hiện thấy những khối u cứng, sưng ở xung quanh hậu môn của trẻ. Thì khả năng cao trẻ đã mắc bệnh trĩ. Ngoài ra, một số triệu chứng bệnh trĩ ở trẻ em còn thể hiện qua những dấu hiệu:

  • Trong phân xuất hiện vết máu đỏ tươi.
  • Hậu môn rò rỉ chất nhầy.
  • Trẻ khóc khi đi đại tiện.
  • Phân khô, cứng.

nguyên nhân gây bệnh trĩ ở trẻ em là do khóc

4. Phương pháp điều trị bệnh trĩ ở trẻ em

  • Điều chỉnh lại chế độ ăn uống của trẻ sao cho lành mạnh hơn. Cần thường xuyên bổ sung các loại rau, củ, quả tươi ngon để trẻ có đủ chất xơ. Nhằm ngăn ngừa tình trạng táo bón.
  • Hình thành thói quen đi đại tiện đúng giờ ở trẻ. Tốt nhất là mỗi ngày một lần vào khoảng thời gian nhất định.
  • Thường xuyên lau chùi hậu môn, nên rửa nước ấm trước khi đi ngủ và sau khi đi đại tiện.
  • Một số ít trường hợp, các bác sĩ có thể đề nghị bố mẹ cho trẻ sử dụng thuốc đạn có glycerin cho trẻ nhỏ. Để ngăn ngừa tình trạng táo bón.

trẻ ăn rau

5. Cách phòng ngừa bệnh trĩ ở trẻ

  • Bổ sung chất xơ cho mỗi bữa ăn của trẻ.
  • Cho trẻ uống đủ lượng nước cần nạp mỗi ngày.
  • Thêm mật ong vào thực phẩm để cải thiện nhuận tràng, hạn chế tình trạng táo bón. Tuy nhiên, không sử dụng mật ong cho trẻ dưới 12 tháng tuổi để tránh ngộ độc mật ong.
  • Lau chùi hậu môn đúng cách cho trẻ sau khi đi vệ sinh xong.
  • Tập thói quen đi vệ sinh đúng giờ cho trẻ. Nhằm giúp nhu động ruột hoạt động tốt hơn.
  • Không nên cho trẻ ngồi quá lâu, đặc biệt là khi cho trẻ chơi thiết bị điện tử hoặc xem tivi.
  • Khuyến khích vận động hoặc thực hiện các động tác chân, tay khi trẻ đủ lớn. Kết hợp với massage bụng cho trẻ để hệ tiêu hóa và cơ thể hoạt động tốt hơn.

mẹ đút bé ăn

6. Tạm kết

Nếu bố mẹ thực hiện tốt các phương pháp điều trị trên, triệu chứng bệnh trĩ ở trẻ hoàn toàn có thể giảm đi trong vòng 1 – 2 tuần. Trái lại, nếu tình trạng vẫn tiếp tục tồn tại, bố mẹ nên tìm đến các bác sĩ để nhận được lời tư vấn bổ ích. Đừng quên, theo dõi những bài đọc mới của chúng tôi tại chuyên mục Kiến thức bệnh học và chia sẻ cho gia đình, bạn bè về những thông tin hữu ích trên.

5/5 - (5 votes)
* Website cung cấp nội dung thông tin tham khảo, hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng từng người.
ll-ic1 fthot-dlic1 Đặt lịch