Bã đậu amidan – một trong những nguyên nhân khiến hơi thở “nặng mùi” và khiến nhiều người trở nên tự ti, ảnh hưởng đến giao tiếp và chất lượng cuộc sống. Đây cũng là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn – bạn cần nhận diện sớm để thăm khám và có phương án xử lý kịp thời.
Bã đậu amidan là gì? Hình thành từ đâu?
Bã đậu amidan (sỏi amidan hay tonsilloliths) là những hạt nhỏ màu trắng hoặc vàng nhạt. Chúng xuất hiện bám đọng trong các hốc của amidan với nhiều kích thước khác nhau. Các hạt này thường được hình thành bởi:
- Thức ăn thừa bị mắc kẹt trong các hốc của amidan theo thời gian sẽ bám dính và tạo thành mảng bám.
- Các tế bào niêm mạc amidan liên tục bong tróc, tàn tích của xác vi khuẩn, xác tế bào chết, chất tiết, xác bạch cầu,… tích tụ trong các hốc.
- Vi khuẩn sẽ bám vào thức ăn thừa và tế bào chết và sinh sôi, tạo thành bã đậu amidan.
Ngoài ra, các bệnh lý khác như viêm amidan, viêm mũi xoang mạn tính, trào ngược dạ dày thực quản,… cũng có thể khiến bã đậu hình thành nhiều hơn.
Triệu chứng nhận biết và ảnh hưởng của sỏi amidan
Theo thống kê, có khoảng 10% dân số toàn cầu phải đối mặt với tình trạng bã đậu amidan. Đây cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây hôi miệng dai dẳng – ngay cả khi bạn vừa đánh răng xong. Ngoài hôi miệng, bã đậu này còn gây ra cảm giác khó chịu trong cổ họng, ngứa rát nhưng khi khạc hoặc nuốt thì không thấy gì. Một số trường hợp, bạn sẽ cảm thấy cổ họng vướng víu khi nuốt nước bọt hoặc thức ăn, xuất hiện ho khan, đặc biệt là vào ban đêm,…
Cần làm gì khi phát hiện bã đậu amidan?
Thông thường, bã đậu amidan sẽ không tác động nhiều đến sức khỏe. Nhưng nếu để chúng phát triển mạnh về kích thước và lâu dài, bạn sẽ rất dễ gặp phải các biến chứng nghiêm trọng hơn như viêm amidan hốc mủ; nhiễm trùng lan rộng trong khoang miệng và các vùng lân cận; viêm amidan mãn tính; áp xe amidan; gây tắc nghẽn đường thở (đặc biệt là ở trẻ em). Vậy nên, ngay khi phát hiện hoặc nghi ngờ có bã đậu, bạn cần đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám và hỗ trợ can thiệp kịp thời.
Trong trường hợp muốn tự xử lý tại nhà, bạn có thể nhúng tăm bông vào nước muối sinh lý hoặc baking soda pha loãng. Sau đó, nhẹ nhàng loại bỏ bã đậu bám trên amidan. Tuy nhiên, cần lưu ý:
- Không nên tự ý ngoáy sâu vào amidan vì có thể gây tổn thương.
- Nếu các hạt bã đậu to hoặc dai cứng, hoặc bạn gặp các triệu chứng như đau họng, sốt, khó thở, cần đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ điều trị.
Một số biện pháp phòng tránh u bã đậu amidan
Bã đậu amidan tuy nhỏ nhưng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe răng miệng và chất lượng cuộc sống. Nếu không muốn phải rơi vào tình trạng hơi thở nặng mùi, bạn cũng có thể cân nhắc các phương pháp chủ động phòng tránh như:
- Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày kết hợp sử dụng nước súc miệng hoặc nước muối sinh lý và chỉ nha khoa thường xuyên.
- Hạn chế thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ ngọt và Tăng cường rau xanh, trái cây và các thực phẩm giàu vitamin C.
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, không hút thuốc lá để giữ cho khoang miệng luôn ẩm và sạch sẽ.
- Khám sức khỏe tai mũi họng định kỳ để phát hiện sớm và điều trị các bệnh lý liên quan như viêm amidan, trào ngược dạ dày thực quản hoặc các tác nhân tạo bã đậu amidan khác.
Trên đây là những thông tin về bã đậu amidan cùng ách xử lý và phòng tránh. Loukas hy vọng bài viết đã cung cấp được những thông tin hữu ích cho bạn đọc.
Hiện tại, Phòng khám Đa khoa Loukas đang cung cấp các gói khám sức khoẻ tổng quát, khám chuyên khoa tai mũi họng chuyên sâu. Với cơ sở vật chất hiện tại, khang trang cùng đội ngũ bác sĩ tốt nghiệp từ các trường đại học y danh tiếng – chúng tôi tự tin có thể sẵn sàng đồng hành chăm sóc sức khoẻ, hỗ trợ điều trị và mang đến dịch vụ chất lượng cho khách hàng. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc liên quan sức khỏe tai mũi họng, bã đậu amidan, đừng ngần ngại gọi ngay qua hotline 1900 0202 để được Loukas hỗ trợ giải đáp, đặt lịch thăm khám cùng bác sĩ sớm nhất!