7 dấu hiệu đục thủy tinh thể: Nhận biết sớm và điều trị kịp thời

18/06/2024

Nga_content

Bạn có thường xuyên gặp phải các triệu chứng như mờ đục trong tầm nhìn? Ánh sáng trước mắt chói lòa hay khó nhìn rõ các vật thể xung quanh? Cẩn thận, đây có thể là dấu hiệu của đục thủy tinh thể. Đừng chủ quan! Hãy cùng Loukas nhận diện sớm những dấu hiệu đục thủy tinh thể qua bài viết dưới đây nhé.

Đục thủy tinh thể là gì?

Đục thủy tinh thể, còn được gọi là cườm khô hay cườm đá, là tình trạng mất đi độ trong suốt của thủy tinh thể. Bộ phận này  nằm sau mống mắt. Và đóng vai trò thiết yếu trong việc tập trung ánh sáng để hình ảnh được nhìn rõ ràng. Khi thủy tinh thể bị đục, nó sẽ trở nên mờ đục, khiến ánh sáng khó đi qua, dẫn đến một loạt các biến chứng về thị lực. Hậu quả của tình trạng này là người bệnh sẽ bị mờ mắt và thị lực giảm sút rõ rệt.

Những nguyên nhân nào dẫn đến đục thủy tinh thể?

Nhận diện các nguyên nhân gây ra đục thủy tinh thể chính là cách bảo vệ đôi mắt khỏi căn bệnh nguy hiểm này:

Lão hóa – Dấu hiệu đục thể tinh thể phổ biến

Thống kê cho thấy, những người trên 60 tuổi thì có tới hơn 80% bệnh nhân đục thủy tinh thể. Theo thời gian, cấu trúc protein trong thủy tinh thể dần lão hóa, trở nên lỏng lẻo và mất tính trong suốt, dẫn đến tình trạng mờ đục.

Lão hóa - Dấu hiệu đục thủy tinh thể phổ biến

Chấn thương, va đập mạnh

Va đập mạnh vào mắt do tai nạn, thể thao hoặc các tác động ngoại lực khác có thể gây tổn thương thủy tinh thể. Cấp độ của đục thủy tinh thể có thể thay đổi tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vết thương.

Bệnh lý “rình rập” từ bên trong

Những bệnh lý tiềm ẩn như tiểu đường, cao huyết áp, và béo phì cũng là những yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc đục thủy tinh thể.

Tác dụng phụ của thuốc

Sử dụng một số loại thuốc trong thời gian dài hoặc không có chỉ định từ bác sĩ:
– Corticosteroid: Dùng corticosteroid đường toàn thân trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ đục thủy tinh thể.
– Thuốc hạ mỡ máu: Một số loại thuốc hạ mỡ máu statin có thể liên quan đến nguy cơ cao bị cườm khô.

Di truyền từ thế hệ trước

Yếu tố di truyền đóng vai trò nhất định trong việc gia tăng nguy cơ đục thủy tinh thể. Nếu gia đình bạn có người mắc bệnh này, bạn nên đi khám mắt định kỳ để phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Các dấu hiệu đục thủy tinh thể mà bạn nên biết

Khi ở giai đoạn đầu, đục thủy tinh thể thường không có triệu chứng rõ ràng. Do đó, việc nhận diện sớm các dấu hiệu cảnh báo là vô cùng quan trọng để có thể điều trị kịp thời, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là 7 dấu hiệu đục thủy tinh thể thường gặp mà bạn cần lưu ý:

Nhìn mờ như có màn sương che trước mắt

Đây là triệu chứng phổ biến nhất của bệnh đục thủy tinh thể, thường xuất hiện ở cả hai mắt hoặc một mắt. Cảm giác mờ như có sương che trước mắt có thể khiến bạn khó khăn khi nhìn rõ các vật thể, đặc biệt là vào ban đêm hoặc trong điều kiện thiếu sáng.

Tầm nhìn mờ do đục thủy tinh thể

Tầm nhìn bị hạn chế về đêm

Khi thủy tinh thể bị đục, khả năng thu nhận ánh sáng của mắt bị giảm sút. Từ đó dẫn đến khó khăn khi nhìn vào ban đêm hoặc trong điều kiện thiếu sáng.

Nhạy cảm với ánh sáng

Ánh sáng mạnh từ đèn pha xe hoặc ánh nắng mặt trời, có thể gây ra hiện tượng chói mắt. Điều này khiến bạn cảm thấy khó chịu và trở nên nhạy cảm với ánh sáng.

Xuất hiện quầng sáng ở khắp mọi nơi

Hiện tượng này xảy ra do thủy tinh thể bị đục, làm ảnh hưởng đến khả năng hội tụ ánh sáng của mắt.

Thay kính thường xuyên

Đục thủy tinh thể có thể dẫn đến thay đổi độ khúc xạ của mắt liên tục. Cũng vì thế mà bạn phải thay kính mới thường xuyên để nhìn rõ.

Thay đổi màu sắc

Thủy tinh thể bị đục có thể làm thay đổi màu sắc của các vật thể bạn nhìn thấy.  Chủ yếu là màu nâu vàng hoặc xám xịt.

Nhìn đôi, nhìn một vật thành nhiều vật

Do hình ảnh bị méo mó bởi thủy tinh thể đục. Bạn có thể nhìn thấy hai hoặc nhiều hình từ một vật thể duy nhất.

Phẫu thuật Phaco – “Khắc tinh” của cườm khô (đục thủy tinh thể)

Mổ mắt Phaco được xem là kỹ thuật tiên tiến nhất hiện nay. Phương pháp này sử dụng sóng siêu âm để tán nhuyễn và loại bỏ thủy tinh thể bị đục. Tại vị trí mở, đặt vào thủy tinh thể nhân tạo để thay thế thủy tinh thể trước đó. Tuyệt vời hơn, phaco có thể khắc phục mọi nhược điểm mổ đục thủy tinh thể truyền thống:

Đặc điểm Mổ truyền thống Phaco
Đường mổ Lớn (khoảng 8 – 10 mm) Nhỏ (khoảng 2 – 3 mm)
Thời gian phẫu thuật Lâu hơn (khoảng 45 – 60 phút) Nhanh hơn (khoảng 15 – 20 phút)
Chảy máu Có thể xảy ra Ít xảy ra
Đau đớn Nhiều hơn Ít hơn
Tầm nhìn phục hồi Chậm hơn (sau vài ngày) Nhanh hơn (sau vài giờ)
Nguy cơ biến chứng Cao hơn Thấp hơn
Khả năng khâu Cần khâu Không cần khâu
Tình trạng loạn thị Dễ gặp hơn Ít gặp hơn

 

Phòng khám đa khoa Loukas là điểm đến tin cậy của hàng ngàn khách hàng trong hành trình tìm lại ánh sáng cho đôi mắt. Với đội ngũ bác sĩ nhãn khoa giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao cùng hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại, tiên tiến, Loukas cam kết mang đến cho quý khách dịch vụ điều trị bệnh đục thủy tinh thể chất lượng cao, hiệu quả vượt trội. Liên hệ ngay với Phòng khám đa khoa Loukas để được tư vấn và đặt lịch mổ mắt Phaco nhé!

Xem thêm các bài viết:

 

Đánh giá bài viết
* Website cung cấp nội dung thông tin tham khảo, hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng từng người.
ll-ic1 fthot-dlic1 Đặt lịch