Lẹo mắt là một tình trạng viêm nhiễm khiến bạn cảm thấy khó chịu và mất tự tin khi giao tiếp. Tuy nhiên, đừng quá lo lắng, bởi có nhiều cách chữa lẹo mắt nhanh chóng tại nhà giúp giảm triệu chứng mà không cần phải dùng thuốc hay can thiệp y tế. Bài viết này sẽ giới thiệu đến bạn những mẹo đơn giản, hiệu quả để chữa lẹo mắt ngay tại nhà.
Hiểu về lẹo mắt, nguyên nhân khởi phát
Lẹo mắt là một nhiễm trùng nhỏ xảy ra ở mí mắt, thường do vi khuẩn Staphylococcus gây ra. Vi khuẩn này có thể tồn tại trên da hoặc trong tuyến bã nhờn của mí mắt, khi xâm nhập vào các nang lông của lông mi sẽ gây ra tình trạng viêm nhiễm. Lẹo thường xuất hiện như một nốt mụn nhỏ, đỏ và sưng trên mí mắt, gây đau đớn và khó chịu, đặc biệt là khi chớp mắt.
Những nguyên nhân chính dẫn đến lẹo mắt bao gồm:
- Vệ sinh mắt không sạch sẽ.
- Dùng tay bẩn dụi mắt.
- Sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng.
- Dùng kính áp tròng không đúng cách.
5 bí quyết dân gian ít người biết để trị lẹo mắt hiệu quả tại nhà
Dưới đây là một số mẹo dân gian đã được nhiều người áp dụng và nhận thấy hiệu quả trong việc giảm triệu chứng của lẹo mắt.
1. Chườm ấm
Chườm ấm là phương pháp đơn giản, được xem là cách chữa lẹo mắt hiệu quả trong việc giảm sưng và thúc đẩy quá trình hồi phục. Nhiệt độ ấm giúp các tuyến bã nhờn bị tắc nghẽn dễ dàng thông thoáng hơn.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị một khăn bông sạch và nhúng vào nước ấm (không quá nóng để tránh bỏng).
- Vắt khăn cho ráo nước rồi đặt lên vùng bị lẹo trong khoảng 5 – 10 phút.
- Lặp lại 2 – 3 lần, duy trì đều đặn mỗi ngày cho đến khi lẹo giảm.
- Lưu ý: Luôn đảm bảo khăn sạch sẽ để tránh nhiễm trùng lan rộng.
2. Cách trị lẹo mắt tự nhiên với túi trà tại nhà
Trà có chứa nhiều chất chống oxy hóa và kháng viêm, đặc biệt là trà xanh và trà đen. Việc tận dụng túi trà không chỉ giúp làm dịu mắt, cải thiện quầng thâm mà còn giúp giảm sưng viêm do lẹo cực hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Cho túi trà vào nước sôi ngâm trong 5 phút.
- Lấy túi trà ra, để nguội vừa phải.
- Kiểm tra độ nóng trước khi đắp lên mắt.
- Đặt túi trà lên mắt và thư giãn trong 10 phút.
- Thực hiện 2 lần mỗi ngày để thấy hiệu quả rõ rệt.
3. Dùng nước muối sinh lý
Nước muối sinh lý có tác dụng rửa sạch mắt và giúp làm giảm nguy cơ nhiễm trùng. Đây là cách an toàn và hiệu quả để hỗ trợ quá trình chữa lẹo. Lưu ý tuyệt đối không tự pha nước muối tại nhà. Nếu pha không đúng tỷ lệ, nước muối có thể quá mặn hoặc quá nhạt. Việc này dẫn đến gây kích ứng cho mắt hoặc không có tác dụng.
Cách thực hiện:
- Nhẹ nhàng nhỏ 2-3 giọt nước muối sinh lý chuyên dụng vào vùng da bị lẹo và chớp mắt vài lần để dung dịch thấm đều.
- Thực hiện 2 – 3 lần mỗi ngày cho đến khi lẹo tan.
4. Cách chữa lẹo mắt đơn giản – Dùng lá ổi
Lá ổi chứa nhiều chất kháng khuẩn và kháng viêm, là một trong những mẹo dân gian được áp dụng rộng rãi để giảm triệu chứng lẹo mắt.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch một vài lá ổi non và đun qua với nước sôi.
- Để lá nguội bớt, sau đó đặt trực tiếp lên vùng mắt bị lẹo trong 5 – 10 phút.
- Kiên trì thực hiện 1-2 lần mỗi ngày để đẩy lùi lẹo mắt nhanh chóng.
5. Sử dụng nha đam (lô hội)
Nha đam có đặc tính kháng khuẩn và làm dịu da, giúp chữa lành vùng da bị viêm nhiễm một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý. Nha đam có chứa mủ (latex), đây là một chất màu vàng nằm ngay dưới lớp vỏ của lá. Mủ nha đam có thể gây kích ứng cho da và niêm mạc, đặc biệt là đối với những vùng da nhạy cảm như mắt. Để đảm bảo an toàn cho mắt, bạn chỉ nên lấy phần gel trong suốt. Và lưu ý phải loại bỏ hoàn toàn phần vỏ và mủ trước khi sử dụng.
Cách xử lý mủ khi dùng nha đam:
– Rửa sạch lá nha đam trước khi cắt để loại bỏ bụi bẩn.
– Sau khi cắt lá, để lá dựng thẳng đứng khoảng 10 phút để mủ chảy ra.
– Cắt bỏ phần rìa lá (phần gai)
– Sau đó lọc lấy phần gel trong suốt bên trong, tránh tiếp xúc với phần mủ vàng.
– Rửa phần gel nha đam qua nước sạch trước khi sử dụng lên vùng bị lẹo.
Cách thực hiện:
- Lấy phần gel trong lá nha đam đã chuẩn bị trước đó thoa trực tiếp lên lẹo mắt.
- Để gel nha đam trên vùng bị lẹo trong 15 phút rồi rửa sạch bằng nước ấm.
- Thực hiện 2 lần mỗi ngày để giảm sưng và làm lành lẹo.
Ngoài các cách chữa lẹo mắt, bạn cũng cần nên lưu ý
Mặc dù các mẹo trên có thể giúp giảm triệu chứng lẹo mắt hiệu quả, bạn cũng cần chú ý một số điều sau để tránh tình trạng nặng hơn:
- Không nặn lẹo bởi có thể gây nhiễm trùng nghiêm trọng hơn và làm cho tình trạng kéo dài.
- Tránh dụi mắt vì dụi mắt sẽ khiến vi khuẩn lây lan và làm cho lẹo phát triển lớn hơn.
- Luôn rửa tay sạch trước khi chạm vào mắt.
- Vệ sinh vùng mắt sạch sẽ bằng nước sạch hoặc nước muối sinh lý.
- Không sử dụng mỹ phẩm khi bị lẹo: Các sản phẩm như mascara, eyeliner có thể làm tình trạng trở nên tồi tệ hơn.
Khi nào nên đi khám bác sĩ?
Trường hợp lẹo không có dấu hiệu cải thiện sau một tuần điều trị tại nhà, hoặc tình trạng viêm nhiễm có xu hướng nặng hơn, người bệnh nên đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời. Bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra phác đồ chữa trị phù hợp, có thể bao gồm việc sử dụng thuốc kháng sinh hoặc các biện pháp can thiệp khác.
Kết luận
Lẹo mắt là một vấn đề phổ biến và có thể điều trị tại nhà bằng nhiều phương pháp đơn giản. Tuy nhiên, việc giữ vệ sinh mắt và áp dụng các mẹo chữa lẹo đúng cách sẽ giúp bạn nhanh chóng lấy lại sự thoải mái và tự tin trong cuộc sống hàng ngày. Nếu tình trạng không cải thiện, đừng ngần ngại đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Phòng khám Đa khoa Loukas luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn trong việc bảo vệ sức khỏe mắt cũng như sức khỏe tổng thể, với đội ngũ y bác sĩ chuyên nghiệp và trang thiết bị hiện đại.