Người mắc bệnh u tuyến giáp ác tính kiêng ăn gì? Trả lời và danh sách thực phẩm hỗ trợ tuyến giáp mà người bệnh nên biết.
U tuyến giáp ác tính đòi hỏi người mắc bệnh phải có chế độ ăn uống khoa học và hợp lý. Vậy bạn có biết người mắc bệnh u tuyến giáp ác tính kiêng ăn gì? Hãy cùng chúng tôi đi tìm lời giải đáp sau khi đọc xong bài viết dưới đây.
1. Người mắc bệnh u tuyến giáp ác tính kiêng ăn gì?
Dưới đây là câu trả lời của Phòng khám Loukas cho câu hỏi: “U tuyến giáp ác tính kiêng ăn gì?”.
1.1. Sản phẩm từ đậu nành chưa lên men
Các sản phẩm từ đậu nành như sữa đậu nành và đậu phụ có thể chứa một số hợp chất. Có thể ảnh hưởng đến khả năng sản xuất hormone của tuyến giáp. Tuy nhiên, sử dụng các sản phẩm từ đậu nành đã lên men như tương miso hoặc tempeh lại là một lựa chọn tốt. Nguyên nhân là do đậu nành có thể ảnh hưởng đến việc hấp thụ i-ốt. Vậy nên, người mắc bệnh u tuyến giáp ác tính nên hạn chế. Hoặc tránh ăn đậu nành và đậu phụ.
1.2. Rau họ cải
Nên tránh các loại rau thuộc họ cải như: cải xoăn, cải bruxen, và củ cải. Vì chúng chứa nhiều chất Isothiocyanates có khả năng ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến yên. Do đó, khi ăn các loại rau này, nên luộc trước để loại bỏ những chất trên.
1.3. Thực phẩm chế biến sẵn
Thực phẩm chế biến sẵn là loại thực phẩm mà người mắc bệnh u tuyến giáp ác tính nên tránh. Chúng thường chứa đậu tương, calo rỗng. Và chất phụ gia không tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, thực phẩm chế biến sẵn thường có hàm lượng chất béo cao. Gây giảm việc sản xuất thyroxin của tuyến giáp. Và làm giảm tác dụng của các loại thuốc điều trị suy giáp.
1.4. Nội tạng động vật
Khi ăn các bộ phận nội tạng như: thận, tim, gan, người bệnh cần chú ý. Vì chúng chứa nhiều acid lipoic, mà nếu tiêu thụ quá nhiều có thể ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến giáp. Đồng thời ảnh hưởng đến các loại thuốc điều trị tuyến giáp.
1.5. Thực phẩm chứa gluten
Gluten là loại protein được tìm thấy trong lúa mì, lúa mạch đen và lúa mạch. Nó có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, đặc biệt là ở đường ruột. Các sản phẩm chứa gluten như: bánh mỳ, bánh quy và bánh ngọt cần được hạn chế. Vì khoảng 10% dân số thế giới không dung nạp gluten. Và việc tiêu thụ chúng có thể gây ra các vấn đề sức khỏe cũng như tác động đến tuyến giáp. Hiện nay, người tiêu dùng cho xu hướng chuyển sang các sản phẩm không chứa gluten (gluten-free), có lợi cho sức khỏe. Bởi gluten có thể gây ra phản ứng miễn dịch tự động. Và tăng nguy cơ mắc bệnh cường giáp hoặc suy giáp. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chế độ ăn không gluten có thể giúp ngăn ngừa các bệnh về tuyến giáp.
1.6. Chất xơ và đường
Mặc dù chất xơ có lợi cho hệ tiêu hóa nhưng việc tiêu thụ quá nhiều chất xơ có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ thuốc của cơ thể. Do đó, người bệnh nên hạn chế tiêu thụ chất xơ, nhưng không nên loại bỏ hoàn toàn. Vì chúng cần thiết cho quá trình tiêu hóa. Đường và các chất tạo ngọt cũng cần được hạn chế. Vì khi tuyến giáp bị suy giảm chức năng, nó có thể ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa đường thành năng lượng. Gây tăng cân và tác động đến tuyến giáp.
1.7. Thực phẩm ảnh hưởng đến thuốc tuyến giáp
Câu trả lời cuối cùng của chúng tôi cho câu hỏi: “Người mắc bệnh u tuyến giáp ác tính kiêng ăn gì?” đó là:
- Nhiều thực phẩm ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình hấp thụ của thuốc điều trị tuyến giáp. Nó khiến cơ thể hấp thu quá chậm hoặc quá nhanh, bệnh nhân cần hỏi ý kiến bác sĩ thật kỹ lưỡng. Để hiệu quả điều trị không bị giảm sút.
- Việc uống thuốc điều trị suy giáp với các chế phẩm của sữa, thực phẩm giàu canxi hay thuốc canxi, có thể làm thuốc giảm tác dụng. Vậy nên, hãy uống sữa cách xa thời điểm uống thuốc điều trị u tuyến giáp ác tính.
- Thức uống có chứa caffeine hay cà phê cũng làm giảm tác dụng của thuốc tuyến giáp. Do caffeine kích thích hệ tiêu hóa. Người bệnh tốt nhất nên uống thuốc lúc đói, vào buổi sáng. Và ăn sáng sau đó khoảng 1 tiếng.
2. Thực phẩm bệnh nhân u ác tuyến giáp nên ăn
2.1. Rau lá xanh
Rau bina, rau diếp và các loại rau lá xanh là lựa chọn tốt cho chế độ dinh dưỡng của những người mắc bệnh ung thư tuyến giáp. Bởi vì chúng chứa nhiều magie – một khoáng chất quan trọng thúc đẩy quá trình trao đổi chất của tuyến giáp. Các triệu chứng như mệt mỏi, đau cơ và biến đổi nhịp tim. Có thể là biểu hiện của việc thiếu magie trong chế độ ăn uống.
2.2. Các loại hạt
Hạt điều, hạnh nhân và hạt bí là nguồn thực phẩm giàu magie và có lợi cho tuyến giáp. Chúng cung cấp protein thực vật, kẽm, đồng, vitamin E và B. Giúp tuyến giáp hoạt động một cách ổn định.
2.3. Hải sản
Để duy trì tình trạng ổn định của tuyến giáp, các loại hải sản như tôm, cá, cua… là một lựa chọn tốt. Hải sản chứa nhiều dưỡng chất như I-ốt, kẽm, vitamin B, omega-3… giúp tuyến giáp hoạt động tốt hơn.
2.4. Vitamin chống oxy hóa và vitamin B
Vitamin A, C và E có khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp giảm tổn thương cho tuyến giáp. Thịt lợn, rau lá xanh, thịt gà, trứng, các loại đậu, hải sản có vỏ cứng, mầm lúa mì, hạnh nhân, đậu Hà Lan. Và ngũ cốc nguyên hạt chứa nhiều vitamin B cần được bổ sung vào chế độ ăn uống. Để tuyến giáp hoạt động khỏe mạnh.
2.5. Kẽm, đồng và sắt
Các chất dinh dưỡng vi lượng này rất cần thiết trong việc tối ưu hoạt động của tuyến giáp. Kẽm giúp tăng mức TSH, đồng cần thiết cho sản xuất hormone tuyến giáp. Trong khi đó, sắt hỗ trợ hoạt động tuyến giáp hiệu quả. Đừng quên bổ sung thực phẩm như gan bê, nấm, củ cải và rau mồng tơi vào chế độ ăn hàng ngày. Để đảm bảo cung cấp đủ khoáng chất này.
2.6. I-ốt
Tuyến giáp sử dụng i-ốt để tổng hợp các hormone tuyến giáp. Do đó việc đảm bảo đủ lượng i-ốt qua khẩu phần ăn hàng ngày. Giúp duy trì hoạt động ổn định và giảm nguy cơ hình thành u tuyến giáp. Tuy nhiên, việc tiêu thụ quá nhiều i-ốt cũng có thể gây ra các vấn đề cho tuyến giáp. Như viêm tuyến giáp, làm triệu chứng trở nên nặng hơn.
2.7. Selen
Selen là một khoáng chất quan trọng giúp tuyến giáp sản xuất và điều tiết mức T3. Bạn nên bổ sung thêm thực phẩm tự nhiên giàu selen. Như: cá hồng, cá ngừ, gan bò, nấm, tôm, cá và các loại hạt vào chế độ ăn uống của mình.
2.8. Omega-3
Acid béo Omega-3 giúp tế bào trở nên nhạy cảm với hormone tuyến giáp. Bổ sung Omega-3 qua việc ăn dầu cá, cá mòi, cá hồi, hạt lanh, thịt bò, cá bơn, đậu nành. Và tôm có thể mang lại lợi ích cho tuyến giáp của bạn.
3. Tạm kết
Trong trường hợp bạn mắc phải u tuyến giáp ác tính, chế độ ăn uống là yếu tố bạn nên lưu ý trong quá trình điều trị. Việc kiêng ăn và bổ sung các thực phẩm phù hợp có thể hỗ trợ quá trình điều trị và làm giảm nguy cơ tái phát. Tuy nhiên, điều quan trọng là tuân thủ đúng phác đồ điều trị của các y bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng. Để có một kế hoạch dinh dưỡng cụ thể và phù hợp nhất với tình trạng sức khỏe của bạn. Nếu thấy những thông tin trên là bổ ích, hãy tiếp tục cập nhật những bài viết mới nhất của chúng tôi tại chuyên mục Tuyến giáp..