Mẹ bầu nên cẩn trọng sức khỏe khi bị viêm nhiễm phụ khoa

20/12/2023

thaohien

Viêm phụ khoa ở thai phụ là tình trạng phổ biến chiếm 10-20% tỷ lệ phụ nữ mắc phải. Mẹ bầu cần nắm được các biểu hiện viêm nhiễm vùng kín bất thường, để tầm soát và ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng. Cùng tìm hiểu bài viết ngay, để bảo vệ sức khỏe của mẹ và sự phát triển, khỏe mạnh của con ngay từ khi ở trong bụng.

Viêm phụ khoa khi mang thai có nguy hiểm không?

Viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai là tình trạng khá nguy hiểm

Lý do tăng nguy cơ mắc bệnh phụ khoa ở mẹ bầu

  • Bệnh viêm phụ khoa dễ xuất hiện ở mẹ bầu vì đây là thời điểm cô bé nhạy cảm hơn bình thường do tăng đột biến hormone. Cấu trúc cổ tử cung khi đó mở rộng hơn, khiến mầm bệnh và vi khuẩn dễ dàng xâm nhập.
  • Môi trường âm đạo mất cân bằng khiến dịch tiết tăng, độ pH thay đổi, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển. 
  • Thêm một số yếu tố khác tăng nguy cơ viêm nhiễm như chức năng thận suy giảm, lượng đường trong nước tiểu tăng,…

Tác hại viêm nhiễm phụ khoa đối với mẹ và em bé

Ảnh hưởng sức khỏe mẹ bầu trong quá trình mang thai

Viêm phụ khoa trong thai kỳ dẫn đến một số tác hại khôn lường cho mẹ bầu như:

  • Khiến mẹ bầu khó chịu, bất tiện trong sinh hoạt.
  • Cơ thể yếu, sức đề kháng kém, thường xuyên mệt mỏi.
  • Nguy cơ mắc bệnh phụ khoa khác nguy hiểm hơn như viêm buồng trứng, viêm nội mạc tử cung, viêm lộ tuyến,… Những bệnh này rất nguy hiểm vì có thể gây biến chứng ung thư.
  • Bệnh liên quan đến cổ tử cung khiến mẹ thường gặp khó khăn khi chuyển dạ, dễ sảy thai, nhiễm trùng ối, sinh non,…

Ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé 

Mẹ bầu không nên chủ quan, bởi các bệnh viêm vùng kín có thể gây ảnh hưởng tới sự an toàn của thai như:

  • Nguy cơ nhiễm khuẩn gây suy thai hoặc sinh non.
  • Nguy cơ trẻ dị tật, chậm phát triển, nhẹ cân sau sinh.
  • Mắc các bệnh về hô hấp và da liễu.
  • Di truyền một số bệnh lý từ mẹ như herpes, giang mai,…

Biểu hiện của viêm nhiễm phụ khoa mà mẹ bầu thường gặp

Dưới đây là một số triệu chứng thường gặp, khi mẹ bầu phát hiện phải kịp thời đến Bác sĩ phụ khoa thăm khám ngay.

  • Bộ phận vùng kín và âm đạo nóng râm ran hoặc ngứa dữ dội.
  • Khí hư ra nhiều, màu sắc bất thường như vàng, xanh, xám, trắng đục vón cục,…
  • Dịch tiết có mùi hôi nồng, khó chịu. 
  • Đau rát, khô hạn âm đạo khi quan hệ.
  • Tiểu khó, tiểu buốt, tiểu ra máu,…

Gợi ý một số cách để giảm viêm phụ khoa cho mẹ bầu

Tránh để cô bé tồn đọng nhiều mồ hôi, ngứa ngáy, ẩm ướt,…Hãy sử dụng dung dịch vệ sinh nhẹ dịu, chuyên biệt dành riêng cho mẹ bầu. Vệ sinh cô bé sạch sẽ ngày 1-2 lần giúp cân bằng độ pH vùng â.m đạo.

Chọn “quần chip” cotton, có chất liệu mềm mại giúp cô bé thoáng mát và dễ chịu. Không dùng chung đồ lót, không nên mặc quá 12 tiếng và thay mới thường xuyên sau 3-6 tháng. 

Không tự ý sử dụng thuốc đặt, thuốc bôi khi chưa có chỉ định từ Bác sĩ chuyên khoa. Tránh tình trạng viêm nhiễm và ảnh hưởng đến thai kỳ.

– Nên bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và cung cấp đầy đủ lượng kẽm, sắt,…

– Giảm bớt đồ ăn ngọt, bổ sung nhiều trái cây, sữa chua hộp, sữa chua lên men,… Nhằm bổ sung các vi khuẩn có lợi, tăng đề kháng và nâng cao hệ miễn dịch.

– Không quan hệ vợ chồng để tránh viêm âm đạo nặng hoặc lây bệnh cho chồng.

– Vận động nhẹ nhàng, tập thể dục thể thao kết hợp lối sống lành mạnh và khoa học.

Bệnh viêm phụ khoa cần được tầm soát sớm và giải quyết dứt điểm. Mẹ bầu nên khám phụ khoa định kỳ, đặc biệt thăm khám ngay nếu phát hiện triệu chứng khác lạ. Tại phòng khám Đa khoa Loukas, sở hữu đội ngũ Bác sĩ Sản khoa nhiều năm kinh nghiệm. Các Bác sĩ có tay nghề cao trong việc khám và tầm soát bệnh nữ giới chuyên sâu. Tư vấn phương pháp điều trị bệnh lý phụ khoa chuẩn xác để chăm sóc sức khỏe mẹ bầu đúng cách. Liên hệ 1900 0202 để đặt lịch hẹn với Bác sĩ Loukas!

5/5 - (2 votes)
* Website cung cấp nội dung thông tin tham khảo, hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng từng người.
ll-ic1 fthot-dlic1 Đặt lịch