Giải đáp thắc mắc “Trĩ nội độ 2 là gì?” và tìm hiểu chi tiết về những phương pháp điều trị trĩ nội độ 2 phù hợp, hiệu quả nhất hiện nay.
Trĩ nội độ 2 vẫn được xem là giai đoạn đầu của bệnh. Bởi vậy nếu phát hiện và điều trị kịp thời, tỷ lệ khỏi bệnh là khá cao. Tìm hiểu ngay các phương pháp điều trị trĩ nội độ 2 hiệu quả, an toàn được các bác sĩ chỉ định trong bài viết sau.
1. Trĩ nội độ 2 là gì?
Bệnh trĩ nội là kết quả của sự giãn nở quá mức của các đám rối tĩnh mạch trong vùng trực tràng. Nguyên nhân là do áp lực kéo dài, hình thành các búi trĩ phía trên màng nội trực tràng. Trạng thái trĩ nội có thể chia thành bốn cấp độ khác nhau, mỗi cấp độ có triệu chứng và mức độ khó chịu tăng dần.
Cấp độ 2 của trĩ nội thường xuất hiện khi búi trĩ bị đẩy ra ngoài lúc người bệnh rặn mạnh trong quá trình đi đại tiện. Tuy nhiên trong giai đoạn này, búi trĩ có thể tự co lại.
2. Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ nội độ 2
Bệnh trĩ độ 2 được xem như là một giai đoạn nhẹ của trĩ nội. Lúc này, búi trĩ mới bắt đầu hình thành. Vậy nên gần như không gây ra nhiều triệu chứng hoặc sự khó chịu đối với người bệnh. Do đó, việc xác định bệnh này có thể trở nên khó khăn hơn. Tuy nhiên vẫn có thể nhận biết dựa trên các dấu hiệu sau đây
2.1 Tình trạng xuất huyết
Đây được xem là một trong những biểu hiện phổ biến và dễ nhận thấy nhất của trĩ nội. Thông thường, người bệnh sẽ thấy có máu xuất hiện mỗi khi đi tiêu. Máu có thể dính trên giấy vệ sinh hoặc thậm chí chảy nhỏ giọt. Tuy nhiên, hầu như không gây ra cảm giác đau đớn.
2.2 Cảm giác khó chịu, ngứa rát vùng hậu môn
Với trĩ nội ở mức độ 1 và 2, người bệnh thường không trải qua nhiều sự khó chịu. Thông thường, trong quá trình đi tiêu, phân đi qua búi trĩ và sau đó vương trở lại. Vậy nên có thể dẫn đến việc tiết ra một lượng nhỏ phân hoặc chất lỏng nhầy. Từ đó gây kích ứng cho da và tạo cảm giác ngứa. Khi sử dụng giấy vệ sinh để vệ sinh, cảm giác ngứa có thể trở nên khó chịu hơn
2.3 Hiện tượng sa búi trĩ
Búi trĩ nội ở độ 2 có thể dịch chuyển và lòi ra ngoài hậu môn mỗi khi người bệnh đi tiêu. Tuy nhiên, chúng sẽ tự động rút lại khi ngừng rặn. Vì vậy, mỗi lần đi tiêu, người bệnh có thể quan sát thấy một phần mô dưới da thừa nhô ra và sau đó tự co lại.
3. Tìm hiểu chi tiết các phương pháp điều trị bệnh trĩ độ 2
Với bệnh trĩ tiến triển đến giai đoạn này, bệnh nhân có nhiều lựa chọn điều trị với 2 nhóm chính là điều trị nội khoa và ngoại khoa. Bạn có thể trao đổi thêm với bác sĩ để lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp, dựa trên mức độ bệnh và kích thước búi trĩ.
Trong trường hợp bệnh trĩ nội độ 2 này, bệnh nhân có thể được chỉ định hai nhóm điều trị chính. Đó là điều trị nội khoa và ngoại khoa. Cụ thể các phương pháp điều trị này như sau:
3.1 Điều trị trĩ độ 2 bằng nội khoa
Thuốc có dẫn xuất từ Flavonoid
Các loại thuốc này hoạt động bằng cách hỗ trợ tĩnh mạch, bảo vệ quá trình tuần hoàn. Đồng thời làm giảm tình trạng sưng nề. Do đó giúp hạn chế nguy cơ nhiễm trùng và làm giảm viêm nhiễm cho bệnh nhân mắc bệnh trĩ nội.
Thuốc bôi tại chỗ
Có nhiều loại thuốc thuốc bôi tại chỗ. Phổ biến như thuốc mỡ hoặc viên đạn dược. Chúng có thể giúp kháng viêm, tăng sự co bóp của tĩnh mạch và cải thiện tình trạng búi trĩ. Hầu hết bệnh nhân mắc trĩ nội độ 2 áp dụng phương pháp này được mang lại hiệu quả nhất định. Cụ thể đó là cải thiện triệu chứng, kiểm soát tình trạng búi trĩ. Đồng thời làm giảm kích thước của nó. Tuy nhiên, nếu điều trị nội khoa không đạt hiệu quả hoặc triệu chứng tái phát thường xuyên. Thì bệnh nhân phải can thiệp đến phương pháp ngoại khoa. Nhằm loại bỏ búi trĩ một cách triệt để.
3.2 Điều trị trĩ độ 2 bằng ngoại khoa
Ngày nay, có nhiều thủ thuật ngoại khoa giúp loại bỏ búi trĩ. Dưới đây là chi tiết về hai thủ thuật được áp dụng phổ biến nhất trong điều trị trĩ nội độ 2:
Phẫu thuật Longo
Phương pháp này sử dụng một máy khâu vòng y tế đặc biệt. Khi đó bác sĩ sẽ thực hiện cắt một khoanh niêm mạc rồi khâu vòng lại. Thao tác này giúp giảm lưu lượng máu nuôi dưỡng cho búi trĩ. Đồng thời làm cho búi trĩ dần co lại. Không những vậy, can thiệp này còn giúp đặt đệm hậu môn vào vị trí thích hợp
Phẫu thuật Longo tương đối đơn giản. Vậy nên người bệnh có thể phục hồi nhanh chóng mà không cần phải nằm viện trong thời gian dài. Phương pháp này hiệu quả cho cả trường hợp trĩ nội và trĩ sa trực tràng. Sau một thời gian, các khâu sẽ tự tan ra mà không cần lo lắng.
Tuy nhiên, phẫu thuật Longo chỉ can thiệp vào búi trĩ hiện tại. Nó có thể tái phát nếu búi trĩ mới hình thành trong thời gian ngắn. Do đó, người bệnh cần thường xuyên kiểm tra và duy trì việc điều trị nếu búi trĩ tái phát.
Thắt trĩ bằng vòng
Với phương pháp này, bác sĩ sẽ tiến hành cột búi trĩ và da vùng hậu môn lại với nhau. Như vậy sẽ giúp làm ngăn máu lưu thông tới búi trĩ. Sau một thời gian, mô sẹo xơ sẽ hình thành, kết dính vào lớp cơ dưới niêm mạc. Đồng thời gắn kết ống hậu môn. Cũng như giảm kích thước của búi trĩ.
Tuy nhiên, việc thắt lại búi trĩ vào vùng da hậu môn thường gây ra cảm giác khó chịu và đau đớn cho bệnh nhân. Hiện nay, phương pháp thắt trĩ bằng vòng ít được sử dụng trong điều trị trĩ độ 2.
Quang đông hồng ngoại
Phương pháp này sử dụng tia nhiệt hồng ngoại để tác động lên búi trĩ. Qua đó kích thích sự hình thành của mô sẹo xơ. Mặt khác, ngăn chặn lưu lượng máu nuôi đi tới búi trĩ. Bên cạnh đó, phương pháp này có tác dụng cố định búi trĩ vào ống hậu môn. Điều này sẽ giúp giảm nguy cơ búi trĩ phát triển và trở nặng hơn.
Phương pháp quang đông hồng ngoại là một phương pháp tương đối an toàn, không gây chảy máu nhiều. Tuy nhiên, hiện nó có chi phí thực hiện khá cao. Do đó, bạn cần xem xét kỹ lưỡng khi quyết định sử dụng phương pháp này trong điều trị trĩ ở mức độ 2.
4. Lời kết
Qua bài viết trên, hy vọng bạn đã hiểu rõ về bệnh trĩ nội độ 2. Đặc biệt là những thông tin về phương pháp điều trị trĩ nội độ 2. Cùng đón đọc những bài viết bổ ích tiếp theo tại chuyên mục Tin tức y khoa.