Cắt trĩ nội có cần thiết không? Phương pháp cắt trĩ phổ biến nhất

18/01/2023

Nguyệt Anh

Tìm hiểu những đối tượng nên cắt trĩ nội và phương pháp phẫu thuật hiện đại được ứng dụng rộng rãi nhất hiện nay.

Cắt trĩ nội là phương pháp điều trị ngoại khoa được áp dụng trong trường hợp bệnh đã diễn biến nặng. Vậy cắt trĩ nội có đau không? Nên lựa chọn phương pháp phẫu thuật nào? Cùng Loukas giải đáp mọi thắc mắc trên trong bài viết sau.

1. Khi nào trĩ nội cần tiến hành mổ?

Bệnh trĩ nội được phân loại thành 4 cấp độ tùy theo sự tiến triển và nghiêm trọng của bệnh. Trong trường hợp trĩ nội ở mức độ 2 trở xuống, thường không cần thiết phải phẫu thuật. Thay vào đó, có thể áp dụng các liệu pháp nội khoa kết hợp với chế độ ăn uống cân đối. Đồng thời tập luyện đều đặn và theo dõi sức khỏe định kỳ để kiểm soát tình trạng bệnh.
Phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ thường được áp dụng đối với những trường hợp trĩ nội ở mức độ 3 trở lên. Đặc biệt là khi có búi trĩ lớn và các triệu chứng nghiêm trọng. Hoặc khi trĩ bị huyết khối gây tắc nghẹt cấp tính, gây ra nguy cơ biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe. Để quyết định liệu có nên thực hiện phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ hay không, người bệnh cần phải được kiểm tra kỹ lưỡng về tình trạng búi trĩ. Cũng như các triệu chứng kèm theo và tình trạng sức khỏe hiện tại của họ.

bệnh trĩ nội độ 4

2. Các phương pháp cắt trĩ nội hiệu quả hiện nay

Ngày nay, có nhiều phương pháp cắt trĩ nội khác nhau. Bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp đối với từng bệnh nhân. Sau đây, Loukas sẽ chia sẻ một số phương pháp cắt bỏ trĩ nội hiệu quả nhất:

2.1 Cắt trĩ nội bằng tia laser

Phương pháp này sử dụng tia laser CO2 hoặc tia laser ND để tác động trực tiếp vào các búi trĩ nội. Từ đó loại bỏ chúng một cách nhanh chóng. Cắt trĩ bằng tia laser ít gây ra biến chứng. Nó cũng có thể áp dụng hiệu quả cho nhiều cấp độ trĩ khác nhau. Cụ thể như cấp độ 2, cấp độ 3, và cấp độ 4. Thời gian phục hồi sau phẫu thuật cắt trĩ bằng tia laser cũng nhanh chóng.
Tuy nhiên, phương pháp này cũng đi kèm với một số nhược điểm. Đó là gây chảy máu và đau đớn cho bệnh nhân. Chi phí thực hiện phương pháp này cũng khá cao. Bởi vậy, bệnh nhân cần xem xét kỹ càng trước khi quyết định thực hiện.

phương pháp mổ trĩ nội bằng tia laser

2.2 Cắt trĩ nội bằng phương pháp Longo

Phương pháp cắt trĩ nội Longo thường được áp dụng cho bệnh nhân mắc trĩ cấp độ 2 hoặc cấp độ 3. Khi đó, bác sĩ sẽ sử dụng máy khâu vòng để cắt một đoạn đường lược dài,. Điều này có tác dụng làm giảm thiểu sự lưu thông máu đến các tĩnh mạch ở búi trĩ. Sau đó khâu và treo vùng hậu môn bị sa xuống. Ưu điểm của phương pháp cắt trĩ nội Longo đó là thời gian thực hiện nhanh. Ngoài ra, ít gây cảm giác đau đớn và tỷ lệ tái phát bệnh thấp.

2.3 Cắt trĩ nội bằng phương pháp HCPT

Đây là một trong những phương pháp điều trị trĩ nội hiệu quả nhất. Kỹ thuật này hoạt động dựa trên việc sử dụng nhiệt nội sinh từ sóng điện cao tần với nhiệt độ dao động từ 80 đến 900 độ C. Từ đó tác động mạnh mẽ đến các búi trĩ.
Bác sĩ sẽ xác định rõ vị trí của vùng bị trĩ trong hậu môn thông qua màn hình kỹ thuật tiên tiến. Sau đó dùng máy nhiệt điện kẹp chặt búi trĩ. Điều này giúp ngăn máu lưu thông từ các tĩnh mạch đến búi trĩ. Điều này làm cho cấu trúc của trĩ nội khô lại và tự rụng chỉ sau một lần điều trị.
Với phương pháp này, bệnh nhân có thể yên tâm về độ an toàn và hiệu quả. Bên cạnh đó, khả năng tái phát thấp và thời gian hồi phục khá nhanh chóng. Mặt khác, vết thương nhỏ sẽ không làm ảnh hưởng đến chức năng và ngoại hình của hậu môn.

mổ trĩ nội bằng phương pháp hcpt

2.4 Cắt trĩ nội bằng kỹ thuật PPH

Kỹ thuật PPH hay còn được gọi là kỹ thuật thắt vùng niêm mạc búi trĩ. Trong quá trình điều trị, bác sĩ sẽ cắt vỏ vàng đai niêm mạc ở hậu môn. Đồng thời cố định lại các búi trĩ bị sa xuống. Tiếp theo, quá trình thắt các tĩnh mạch cung cấp máu đến búi trĩ sẽ được thực hiện. Nhằm làm cho trĩ teo lại và loại bỏ chúng một cách nhanh chóng.
Ưu điểm của phương pháp PPH là độ an toàn cao, không yêu cầu cắt bỏ đệm hậu môn. Thêm vào đó là không gây đau đớn cũng như không làm tổn thương vùng da xung quanh hậu môn. Vết thương sau phẫu thuật khá nhỏ, giúp quá trình hồi phục diễn ra nhanh chóng. Mặt khác, phương pháp này được áp dụng cho nhiều đối tượng khác nhau.

3. Nên chăm sóc người bệnh sau mổ trĩ như thế nào?

Sau khi phẫu thuật cắt trĩ, việc chăm sóc sức khỏe người bệnh ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hồi phục. Dưới đây là những lời khuyên giúp chăm sóc người bệnh hậu mổ trĩ nội đúng cách:

3.1 Chế độ dinh dưỡng hợp lý và sinh hoạt phù hợp

Người bệnh sau khi phẫu thuật trĩ cần bổ sung đủ nước, nạp nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất. Điều này giúp cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Một số thực phẩm người bệnh nên bổ sung bao gồm: rau xanh, hoa quả, hạt ngũ cốc, bơ, vừng, lạc, đậu,… Lưu ý cần tránh thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh. Cũng như các loại đồ uống chứa chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá.

chế độ dinh dưỡng sau cắt trĩ nội
Bên cạnh đó, việc duy trì thói quen vệ sinh đúng giờ và đều đặn là rất quan trọng. Người bệnh cần chú ý không ngồi lâu khi đi vệ sinh. Cùng với đó là tránh việc rặn khi đi đại tiện để giảm nguy cơ tái phát trĩ. Hơn nữa, vệ sinh sạch sẽ và luôn giữ vùng hậu môn khô ráo cũng là điều cần chú ý.

3.2 Tái khám đúng lịch sau mổ trĩ nội

Mặc dù đã tiến hành cắt bỏ búi trĩ nhưng người bệnh vẫn cần thời gian để phục hồi hoàn toàn. Trong giai đoạn này, các chất nhầy và dịch quanh vùng búi trĩ sẽ vẫn còn. Thông thường phải mất 7 – 10 ngày sau phẫu thuật thì nó mới hết hẳn. Trường hợp chảy dịch, chảy máu từ vết cắt trĩ kéo dài hoặc kèm theo các triệu chứng như đau, sưng viêm,… thì người bệnh cần liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn và xử lý kịp thời.
Hơn nữa sau khi mổ trĩ, người bệnh nên tuân thủ đúng lịch tái khám theo định kỳ với bác sĩ. Điều này giúp kiểm tra việc hồi phục, diễn biến bệnh. Cũng như kiểm soát được các vấn đề phát sinh. Từ đó có thể phát hiện và xử lý kịp thời các biến chứng nếu có.

3.3 Tuân thủ chỉ định dùng thuốc

Sau phẫu thuật, người bệnh sẽ được kê đơn sử dụng một số loại thuốc. Điển hình như thuốc giảm đau, thuốc chống viêm và thuốc chống sưng. Dùng những loại thuốc này có tác dụng kích thích quá trình tự làm lành. Đồng thời ngăn ngừa nhiễm trùng, chảy máu, giảm đau hiệu quả. Đặc biệt, người bệnh không nên tự ý mua thuốc, điều chỉnh liều lượng. Hoặc ngừng sử dụng thuốc đột ngột mà không có hướng dẫn của bác sĩ.

uống thuốc theo chỉ định sau mổ trĩ nội

3.4 Vận động điều độ sau mổ trĩ nội

Khi vết thương sau phẫu thuật vẫn chưa hoàn toàn lành, người bệnh nên hạn chế vận động. Đặc biệt tránh các hoạt động mạnh như chạy nhảy, rặn hoặc ho. Bởi nó có thể gây chảy máu và tăng nguy cơ nhiễm khuẩn. Từ đó làm tổn thương nghiêm trọng đến vết thương.
Trong ngày đầu tiên sau phẫu thuật, người bệnh nên tập trung nghỉ ngơi hoàn toàn. Sau đó, có thể bắt đầu vận động nhẹ nhàng. Khi vết thương ổn định, bạn có thể tăng dần cường độ. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng nên tránh việc ngồi hoặc nằm một chỗ quá lâu.

4. Lời kết

Bài viết trên đã cung cấp toàn bộ thông tin hữu ích xoay quanh chủ đề cắt trĩ nội. Nếu bạn đang mắc trĩ giai đoạn nghiêm trọng thì hãy nhanh chóng đi thăm khám và nhận tư vấn cụ thể từ bác sĩ để xác định phương pháp mổ trĩ phù hợp. Cùng đón đọc những bài viết bổ ích tiếp theo tại chuyên mục Tin tức y khoa.

5/5 - (5 votes)
* Website cung cấp nội dung thông tin tham khảo, hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng từng người.
ll-ic1 fthot-dlic1 Đặt lịch