Xét nghiệm STD là gì? Bao gồm những loại nào? Tất cả sẽ được Loukas giải đáp tại đây!

06/07/2024

Nga_content

Sức khỏe sinh sản là chìa khóa cho một cuộc sống viên mãn, nhưng đôi khi nó lại bị đe dọa bởi những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD) – một chủ đề nhạy cảm khiến nhiều người ngại ngùng và lúng túng khi đề cập đến. Nếu không được tầm soát và có biện pháp điều trị kịp thời, các bệnh STD có thể dẫn đến những hậu quả khó lường.

Hiểu được tầm quan trọng của việc nâng cao nhận thức về bệnh xã hội, Phòng khám Đa khoa Loukas xin chia sẻ bài viết này nhằm cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về các bệnh STD phổ biến và lý do tại sao việc xét nghiệm là vô cùng quan trọng.

1. Xét nghiệm STD là gì?

Xét nghiệm STD, hay còn được gọi là xét nghiệm các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Đây được xem là một công cụ quan trọng để bảo vệ sức khỏe sinh sản của bạn. Qua xét nghiệm này, bạn có thể phát hiện sớm các bệnh tiềm ẩn. Từ đó có thể điều trị kịp thời, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Đồng thời bảo vệ cả bản thân và những người xung quanh.

2. Các bệnh STD phổ biến

2.1 Viêm gan B, C

Bệnh có thể lây truyền qua quan hệ tình dục không an toàn, từ mẹ sang con, hoặc qua tiếp xúc với máu và dịch cơ thể bị nhiễm bệnh. Viêm gan B có thể dẫn đến xơ gan và ung thư gan, trong khi viêm gan C cũng gây xơ gan và các vấn đề nghiêm trọng khác về gan.

2.2 HIV/AIDS

Gây ra bởi virus HIV, lây truyền qua quan hệ tình dục không an toàn, lây truyền từ mẹ sang con và lây qua tiếp xúc với máu hoặc dịch cơ thể bị nhiễm bệnh. HIV/AIDS có thể dẫn đến suy giảm miễn dịch, khiến cơ thể dễ bị nhiễm trùng và ung thư.

2.3 Sùi mào gà

Gây ra bởi virus HPV, lây truyền qua quan hệ tình dục không an toàn và tiếp xúc trực tiếp với da hoặc mụn sùi. Sùi mào gà thường xuất hiện dưới dạng các mụn sùi mềm, màu hồng hoặc trắng, mọc ở bộ phận sinh dục, hậu môn hoặc miệng.

2. 4 Giang mai

Lây truyền qua quan hệ tình dục không an toàn, lây truyền từ mẹ sang con và lây qua tiếp xúc trực tiếp với vết loét giang mai. Giang mai có thể gây ra các triệu chứng như loét da, phát ban, sưng hạch bạch huyết và tổn thương tim.

2.5 Lậu

Gây ra bởi vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae, lây truyền qua quan hệ tình dục không an toàn. Lậu có thể gây ra các triệu chứng như tiết dịch mủ từ bộ phận sinh dục, tiểu rắt, buốt khi đi tiểu và đau rát khi quan hệ tình dục.

2.6 Herpes

Virus herpes simplex (HSV) gây ra bệnh herpes, lây lan qua quan hệ tình dục không an toàn và tiếp xúc trực tiếp với vết loét do virus này gây ra. Herpes có thể gây ra các triệu chứng như mụn rộp, ngứa rát, sốt và đau cơ.

2.7 Chlamydia

Gây ra bởi vi khuẩn Chlamydia trachomatis, lây truyền qua quan hệ tình dục không an toàn. Chlamydia thường không có triệu chứng, nhưng có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như viêm nhiễm vùng tiểu khung, vô sinh và mang thai ngoài tử cung.

2.8 Trichomonas

Gây ra bởi ký sinh trùng Trichomonas vaginalis, lây truyền qua quan hệ tình dục không an toàn. Trichomonas có thể gây ra các triệu chứng như ngứa rát và tiết dịch có mùi hôi từ bộ phận sinh dục, tiểu rắt và buốt khi đi tiểu.

3. Tầm quan trọng của xét nghiệm STD

  • Phát hiện sớm các bệnh lây qua đường tình dục giúp bạn điều trị kịp thời.
  • Tránh biến chứng nguy hiểm và lây truyền cho người khác.
  • Xét nghiệm giúp xác định chính xác loại bệnh. Từ đó bác sĩ có thể đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
  • Phụ nữ nên được xét nghiệm STD trước khi mang thai, để phòng ngừa lây truyền bệnh sang thai nhi. Đồng thời, xét nghiệm bệnh xã hội ít nhất một lần vào đầu thai kỳ.  Hoặc nhiều lần trong suốt thai kỳ, đặc biệt nếu có nguy cơ mắc bệnh cao.

4. Khi nào bạn nên đi xét nghiệm STD?

4.1 Hoạt động tình dục:

  • Quan hệ tình dục không an toàn với bất kỳ ai, bao gồm cả bạn tình lâu dài.
  • Có nhiều bạn tình.
  • Giao hợp với người nghi ngờ hoặc đã được chẩn đoán mắc mắc bệnh xã hội.
  • Quan hệ tình dục đồng giới.
  • Sử dụng chung kim tiêm người nhiễm bệnh.

4.2 Triệu chứng bất thường:

Các dấu hiệu hoặc triệu chứng nghi ngờ STD, bao gồm:

  • Chảy dịch bất thường từ âm đạo, dương vật hoặc hậu môn.
  • Ngứa, rát, sưng, hoặc đau ở bộ phận sinh dục.
  • Tiểu rắt, tiểu buốt, hoặc đau khi đi tiểu.
  • Loét, mụn rộp, hoặc sùi ở bộ phận sinh dục.
  • Sưng hạch bạch huyết ở bẹn.
  • Sốt, ớn lạnh, hoặc mệt mỏi.

4.3. Mang thai hoặc dự định mang thai

Phụ nữ mang thai hoặc dự định mang thai nên được xét nghiệm một số STD nhất định. Bao gồm HIV, giang mai, viêm gan B và chlamydia.

4.4. Yêu cầu của bác sĩ

Bác sĩ có thể yêu cầu bạn xét nghiệm STD nếu bạn có nguy cơ mắc bệnh cao hoặc có các yếu tố sức khỏe khác liên quan.

5. Các loại xét nghiệm STD phổ biến

Có nhiều loại xét nghiệm STD khác nhau, mỗi loại có ưu và nhược điểm riêng. Loại xét nghiệm phù hợp với bạn sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như giới tính, hoạt động tình dục và tiền sử bệnh lý.

5.1 Xét nghiệm máu

  • Ưu điểm: Có thể phát hiện nhiều loại STD khác nhau. Bao gồm HIV, viêm gan B, giang mai, chlamydia và lậu.
  • Nhược điểm: Có thể không phát hiện được bệnh nếu bạn mới bị nhiễm gần đây.
  • Cách thực hiện: Lấy mẫu máu nhỏ từ tĩnh mạch ở cánh tay.

5.2 Xét nghiệm nước tiểu

  • Ưu điểm: Dễ thực hiện và ít xâm lấn hơn xét nghiệm máu.
  • Nhược điểm: Chỉ có thể phát hiện một số bệnh nhất định, bao gồm chlamydia và lậu.
  • Cách thực hiện: Thu thập mẫu nước tiểu đầu dòng vào cốc đựng mẫu.

5.3 Xét nghiệm dịch âm đạo hoặc dương vật

  • Ưu điểm: Có thể phát hiện nhiều loại STD khác nhau, bao gồm chlamydia, lậu, trichomonas và nấm âm đạo.
  • Nhược điểm: Có thể gây khó chịu, đau khi lấy mẫu.
  • Cách thực hiện: Sử dụng tăm bông hoặc que thu thập mẫu dịch từ âm đạo, dương vật hoặc hậu môn.

5.4 Xét nghiệm Pap

  • Ưu điểm: Phát hiện các tế bào bất thường ở cổ tử cung có thể ngăn ngừa nguy cơ phát triển thành ung thư cổ tử cung.
  • Nhược điểm: Chỉ dành cho phụ nữ.
  • Cách thực hiện: Sử dụng dụng cụ chuyên biệt để thu thập mẫu tế bào từ cổ tử cung.

5.5 Xét nghiệm HPV

  • Ưu điểm: Phát hiện được virus HPV, nguyên nhân của mụn cóc sinh dục và ung thư cổ tử cung.
  • Nhược điểm: Chỉ dành cho phụ nữ.
  • Cách thực hiện: Thường được thực hiện cùng với xét nghiệm Pap bằng cách sử dụng cùng một mẫu tế bào.

Phía trên là toàn bộ thông tin về các bệnh lây qua qua đường tình dục và tầm quan trọng của việc xét nghiệm STD. Hy vọng qua bài viết này có thể giúp bạn có thêm kiến thức để bảo vệ sức khỏe của bản thân. Hơn hết, việc xét nghiệm STD định kỳ là vô cùng quan trọng để phát hiện sớm và điều trị bệnh kịp thời. Và đây cũng là cách tốt nhất giúp ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm, bảo vệ chính mình và những người xung quanh. Vì thế, nếu bạn có bất kỳ thắc cần được tư vấn , hãy đến Phòng khám Đa khoa Loukas nhé!

 

Đánh giá bài viết
* Website cung cấp nội dung thông tin tham khảo, hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng từng người.
ll-ic1 fthot-dlic1 Đặt lịch