Vôi hóa tuyến nước bọt: Nguyên nhân, triệu chứng và giải pháp điều trị

04/07/2024

loukas

Vôi hóa tuyến nước bọt, tưởng chừng như xa lạ, lại âm thầm tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của bạn. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về căn bệnh này, từ nguyên nhân, triệu chứng đến phương pháp điều trị hiệu quả.

1. Vôi hóa tuyến nước bọt là gì?

Vôi hóa tuyến nước bọt, hay còn gọi là sỏi tuyến nước bọt. Đây là tình trạng hình thành các cặn lắng đọng, thường là canxi, bên trong ống dẫn hoặc các kẽ mô của tuyến nước bọt. Những cặn lắng này theo thời gian có thể kết hợp lại thành sỏi, gây tắc nghẽn dòng chảy của nước bọt, dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe.

2. Sỏi tuyến nước bọt bọt hình thành do đâu?

Nguyên nhân chính xác của vôi hóa tuyến nước bọt vẫn chưa được xác định đầy đủ. Tuy nhiên, có một số yếu tố nguy cơ được cho là có thể dẫn đến sự hình thành sỏi.

  • Mất cân bằng thành phần nước bọt: Nồng độ canxi, phosphate và protein cao trong nước bọt có thể thúc đẩy hình thành sỏi.
  • Thay đổi nội tiết tố: Phụ nữ có nguy cơ cao hơn nam giới do sự thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ mang thai, mãn kinh.
  • Chế độ ăn uống: Chế độ ăn nhiều muối, thực phẩm chế biến sẵn, ít chất xơ có thể làm tăng nguy cơ.
  • Thiếu nước: Uống không đủ nước có thể dẫn đến tình trạng mất nước và giảm tiết nước bọt, tạo điều kiện cho sỏi hình thành.
  • Một số bệnh lý: Các bệnh lý như tiểu đường, cao huyết áp, rối loạn chức năng tuyến giáp cũng có thể làm tăng nguy cơ vôi hóa tuyến nước bọt.

3. Triệu chứng

Triệu chứng của vôi hóa tuyến nước bọt có thể khác nhau. Tuy nhiên triệu chứng của bệnh còn tùy thuộc vào vị trí và kích thước của sỏi. Sau đây là một số dấu hiệu dễ nhận biết của sỏi tuyến nước bọt:

  • Sưng tấy, đau nhức ở tuyến nước bọt sau khi ăn, đặc biệt là thức ăn cứng hoặc dai.
  • Khô miệng do lượng nước bọt tiết ra sụt giảm.
  • Sỏi có thể gây tắc nghẽn ống dẫn nước bọt, khiến việc nuốt thức ăn trở nên khó khăn.
  • Gây cảm giác như có gì đó vướng víu ở cổ họng.
  • Nếu sỏi gây nhiễm trùng, mủ có thể chảy ra từ tuyến nước bọt.

4. Chẩn đoán và điều trị

Để chẩn đoán vôi hóa tuyến nước bọt, bác sĩ sẽ dựa vào các triệu chứng của bệnh nhân, kết hợp với các phương pháp chẩn đoán hình ảnh như siêu âm, chụp X-quang hoặc chụp CT.
Phương pháp điều trị vôi hóa tuyến nước bọt sẽ phụ thuộc vào vị trí, kích thước và mức độ nghiêm trọng của sỏi. Một số phương pháp điều trị phổ biến bao gồm:

  • Điều trị nội khoa: Là phương pháp sử dụng thuốc để làm tan nhỏ sỏi. Ưu tiên cho bệnh nhân có sỏi kích thước dưới 1cm, không gây biến chứng nặng.
  • Điều trị ngoại khoa: Sử dụng phương pháp phẫu thuật để loại bỏ sỏi lớn hoặc sỏi không thể tan bằng thuốc.
  • Sóng cao tần: Sử dụng sóng cao tần để phá vỡ sỏi thành những mảnh nhỏ hơn. Sau đó cơ thể sẽ tự đào thải ra ngoài theo đường tự nhiên.

5. Bí quyết phòng ngừa sỏi tuyến nước bọt hiệu quả

Vôi hóa tuyến nước bọt tuy không nguy hiểm ngay lập tức nhưng có thể dẫn đến nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Do vậy, việc phòng ngừa vôi hóa tuyến nước bọt là vô cùng quan trọng.

5.1 Chế độ ăn uống hợp lý

  • Hạn chế nạp những thực phẩm giàu muối. Bởi lượng muối dư thừa có thể làm tăng nguy cơ hình thành sỏi.
  • Uống đủ nước mỗi ngày giúp làm loãng nước bọt, giảm nguy cơ kết tủa và hình thành sỏi.
  • Cung cấp vitamin và khoáng chất cho cơ thể bằng cách ăn nhiều rau xanh và trái cây.
  • Hạn chế thức ăn cứng, dai.

5.2 Vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng

  • Chải răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, mỗi lần 2 phút. Việc này giúp loại bỏ mảng bám, vi khuẩn, thức ăn thừa trong khoang miệng. Đồng thời ngăn ngừa sâu răng và viêm nha chu.
  • Sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ mảng bám và thức ăn thừa ở những kẽ răng.
  • Sử dụng nước súc miệng: Giúp tiêu diệt vi khuẩn trong khoang miệng, giảm nguy cơ viêm nhiễm.

5.3 Khám nha khoa định kỳ

  • Khám nha khoa ít nhất 6 tháng/lần để phát hiện sớm, điều trị kịp thời vôi hóa tuyến nước bọt.
  • Cạo vôi răng định kỳ, làm sạch các mảng bám trên bề mặt răng. Qua đó giúp ngăn ngừa vôi răng xâm nhập vào tuyến nước bọt.

Chọn Loukas chăm sóc sức khỏe nhân viên - Công ty Luật Long Phan PMT nhận về sự hài lòng tuyệt đối

5.4 Kiểm soát các bệnh lý nền

  • Bệnh tiểu đường: Duy trì đường huyết ổn định để giảm nguy cơ hình thành sỏi.
  • Cao huyết áp: Kiểm soát huyết áp tốt bằng thuốc hoặc chế độ ăn uống hợp lý.
  • Rối loạn chức năng tuyến giáp: Điều trị rối loạn chức năng tuyến giáp theo phác đồ của bác sĩ.

5.5 Các biện pháp phòng ngừa khác

  • Tránh hút thuốc lá.
  • Khuyến khích sử dụng kẹo cao su không đường.
  • Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Hy vọng những thông tin bổ ích mà Loukas chia sẻ sẽ giúp bạn hiểu thêm về vôi hóa tuyến nước bọt. Cũng như cách phòng ngừa và giải pháp điều trị cho căn bệnh này. Phòng khám Đa khoa Loukas tự hào là cơ sở y tế uy tín, chuyên nghiệp trong lĩnh vực chẩn đoán và điều trị các vấn đề liên quan đến răng miệng, trong đó có vôi hóa tuyến nước bọt. Với đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm, cùng hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại, Phòng khám Đa khoa Loukas cam kết mang đến cho quý khách hàng dịch vụ khám chữa bệnh chất lượng cao, hiệu quả và an toàn.

 

Đánh giá bài viết
* Website cung cấp nội dung thông tin tham khảo, hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng từng người.
ll-ic1 fthot-dlic1 Đặt lịch