Bạn đã bao giờ nghe đến thuật ngữ “bướu giáp nhân độc” và thắc mắc tại sao lại có từ “độc” trong đó chưa? Thực tế, “nhân độc” ở đây chỉ các tế bào tuyến giáp hoạt động quá mức, sản sinh hormone tuyến giáp nhiều hơn bình thường.
Chính điều này gây ra các triệu chứng như tim đập nhanh, đổ mồ hôi, giảm cân,… khiến nhiều người cảm thấy lo sợ. Tuy nhiên, đừng quá lo lắng! Với sự phát triển của y học, bướu giáp nhân độc hoàn toàn có thể điều trị hiệu quả. Hãy cùng Loukas tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh này nhé!
Bướu giáp nhân độc là gì?
Bướu giáp nhân độc (còn gọi là nhân độc tuyến giáp) là một tình trạng bệnh lý khá phổ biến, đặc biệt ở phụ nữ trung niên. Bệnh xảy ra khi các tế bào tuyến giáp ở một hoặc nhiều nhân tuyến giáp phát triển quá mức, sản sinh ra quá nhiều hormone tuyến giáp, gây ra tình trạng cường giáp.
Nhiều người nghĩa “độc” là ác tính. Nhưng không! Ác tính là tính chất của tế bào ung thư, có khả năng xâm lấn và di căn đến các bộ phận khác của cơ thể. Đối với nhân độc, chúng khác với các tế bào tuyến giáp bình thường. Bướu độc tuyến giáp có một khả năng đặc biệt là tự sản xuất hormone tuyến giáp một cách không kiểm soát. Vì thế hầu hết nhân độc tuyến giáp đều là lành tính. Tuy nhiên, một số trường hợp, đặc biệt là bướu giáp đơn nhân, có nguy cơ chuyển thành ác tính cao hơn.
Vậy nguyên nhân nào dẫn đến nhân độc tuyến giáp
Bướu giáp nhân độc là một căn bệnh phức tạp, với nhiều yếu tố góp phần gây ra. Từ những thay đổi nhỏ trong cấu trúc gen đến các tác động của môi trường, tất cả đều có thể ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của bệnh. Tại sao một số người lại mắc phải căn bệnh này?
- Đột biến gen:
Làm thay đổi hoạt động của các tế bào tuyến giáp, khiến chúng sản xuất quá nhiều hormone. - Yếu tố tuổi tác:
Phụ nữ trung niên có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. - Thiếu iốt:
Mặc dù thiếu iốt thường gây bướu cổ, nhưng nó cũng có thể dẫn đến nhân độc tuyến giáp. - Các yếu tố khác như:
Viêm tuyến giáp, bệnh Basedow, hoặc sử dụng một số loại thuốc cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Triệu chứng của bướu giáp nhân độc
Các triệu chứng của căn bệnh này thường xuất hiện từ từ và có thể khác nhau ở mỗi người.
- Tim đập nhanh, hồi hộp
- Rối loạn nhịp tim
- Đổ mồ hôi trộm
- Căng thẳng, khó ngủ
- Tóc mỏng và dễ gãy rụng.
- Sụt cân, tiêu chảy, run tay, mệt mỏi
Chẩn đoán bướu giáp nhân độc
- Để chẩn đoán bướu giáp nhân độc, bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm theo trình tự sau:
- Xét nghiệm máu: Đo nồng độ hormone tuyến giáp T3, T4 và TSH.
- Siêu âm tuyến giáp: Đo lường kích thước, quan sát hình dạng và đếm số lượng các nhân tuyến giáp.
- Sinh thiết FNA: Lấy một mẫu tế bào nhỏ từ nhân tuyến giáp để xét nghiệm.
Điều trị bướu giáp nhân độc
Làm thế nào để kiểm soát hoạt động của tuyến giáp và đưa cơ thể trở lại trạng thái cân bằng? Câu trả lời nằm ở các phương pháp điều trị bướu giáp nhân độc.
Điều trị bằng thuốc
– Thuốc kháng thyroid: Giảm sản xuất hormone tuyến giáp.
– Thuốc chẹn beta: Giảm các triệu chứng liên quan đến tim mạch.
– Iốt phóng xạ: Tiêu diệt các tế bào tuyến giáp hoạt động quá mức.
Điều trị bằng phẫu thuật
Trong một số trường hợp, thuốc và iốt phóng xạ không đủ để kiểm soát bệnh bướu giáp nhân độc. Hoặc đối với các trường hợp nhân tuyến giáp lớn hoặc gây biến chứng. Lúc này, phẫu thuật cắt bỏ nhân tuyến giáp trở thành lựa chọn hàng đầu.
Điều trị bằng đốt sóng cao tần RFA
RFA hiện chưa phải là lựa chọn hàng đầu trong điều trị bướu giáp nhân độc. Các phương pháp truyền thống như uống thuốc kháng giáp và iốt phóng xạ vẫn được ưu tiên hơn. Tuy nhiên, RFA có thể là một giải pháp thay thế hoặc hỗ trợ cho các trường hợp đặc biệt. Chẳng hạn như:
- Bệnh nhân không đáp ứng với thuốc kháng giáp hoặc iốt phóng xạ.
- Người bệnh không muốn phẫu thuật.
- Bướu giáp nhân độc nhỏ, đơn độc và nằm ở vị trí thuận lợi để thực hiện RFA.
Khi nào đốt sóng cao tần RFA được ưu tiên điều trị bướu giáp nhân độc?
Sóng cao tần RFA đã mở ra một hướng đi mới trong điều trị nhân độc tuyến giáp. Với ưu điểm vượt trội: ít xâm lấn và thời gian hồi phục nhanh. Tuy nhiên, không phải mọi bệnh nhân đều có thể áp dụng phương pháp này. Mà còn phụ thuộc vào:
Kích thước và vị trí của nhân độc
RFA thường hiệu quả với các nhân độc có kích thước nhỏ đến trung bình và nằm ở vị trí dễ tiếp cận. Đối với các nhân độc lớn hoặc nằm sâu trong tuyến giáp, việc sử dụng RFA có thể gặp khó khăn.
Mức độ hoạt động của nhân độc
Nếu nhân độc sản sinh quá nhiều hormone tuyến giáp, gây ra cường giáp nặng, RFA có thể không đủ để kiểm soát hoàn toàn bệnh.
Các phương pháp điều trị khác
Để đạt hiệu quả điều trị, RFA thường được chỉ định cùng với các phương pháp khác: uống thuốc, iốt phóng xạ hoặc phẫu thuật. RFA có thể là một lựa chọn điều trị cho bướu giáp nhân độc trong một số trường hợp cụ thể. Tuy nhiên nó không phải là phương pháp điều trị được ưu tiên. Việc lựa chọn RFA cần được xem xét kỹ lưỡng tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.
Phòng khám Đa khoa Loukas – Địa chỉ khám và điều trị bướu tuyến giáp uy tín
Trái với tên gọi, bướu giáp nhân độc thực chất chỉ là thuật ngữ mô tả một phần đặc điểm của bệnh chứ không phản ánh toàn bộ mức độ nguy hiểm. Hầu hết các trường hợp đều lành tính, nhưng không ngoại trừ khả năng bệnh tiến triển thành ác tính. Vì thế, việc tầm soát sức khỏe tuyến giáp là cách tối ưu để phát hiện, kiểm soát và điều trị bệnh hiệu quả.
Nếu bạn đang gặp phải các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh bướu giáp nhân độc, hãy đến Phòng khám Đa khoa Loukas để được các bác sĩ chuyên khoa trong việc chẩn đoán hình ảnh và điều trị u tuyến giáp thăm khám và tư vấn. Tại Loukas, chúng tôi không chỉ cung cấp các gói khám tầm soát tuyến giáp toàn diện mà còn có đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm, luôn sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ bạn trong suốt quá trình điều trị.
Liên hệ ngay Hotline: 0936477799 – 1900 0202 để được tư vấn nhé!